b. Rác thải sản xuất
3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC TÁC ĐỘNG
Dựa vào kết quả khảo sát, điều tra và luận chứng của Dự án được tổng hợp và trình bày như bảng sau:
Bảng 3.9: Hoạt động của dự án và các thành phần môi trường bị tác động
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang
Yếu tố tác động, nguyên nhân
Các tác động Kết luận Biện pháp giảm thiểu 1. Khí thải, bụi
Các hoạt động của Nhà máy như: quá trình đốt lò hơi, động cơ đốt trong quá trình sản xuất, xử lý nhiệt - Tăng nồng độ bụi, các chất khí gây hại trong khu vực như: bụi, CO2, CO, H2S,… - Làm suy giảm chất lượng không khí. - Có tính chất cục bộ. - Ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động chủ yếu là ô nhiễm bụi. - Áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất. - Lắp đặt hệ thống xử lý khí, bụi trong Nhà máy. - Xây dựng tường rào, trồng cây xanh.
2. Môi trường nước Nước thải sản xuất, sinh hoạt do các hoạt động của Nhà máy - Ô nhiễm nguồn nước làm tăng các chỉ tiêu: BOD, COD, SS,… - Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh trong nước.
- Phân loại nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt trước khi đưa vào hệ thống xử lý. - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải
3. Môi trường đất - Bê tông trải nhựa hóa diện tích Nhà máy. - Hoạt động sản xuất - Biến đổi trạng thái tính chất ban đầu của môi trường đất trong khu vực. - Sinh ra một lượng lớn chất thải rắn, phát sinh ra nước thải ảnh hưởng trực tiếp vào đất.
- Thay đổi môi trường đất, làm mất tính năng của đất so với ban đầu
- Áp dụng các biện pháp quản lý, thu gom theo tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý thích hợp
4. Ảnh hưởng đến con người
Hoạt động sản xuất của Nhà máy
- Tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
- Phát sinh nguồn thải bao gồm: nước thải, khí thải, chất thải rắn,… - Tai nạn bất cẩn trong lao động. - Tệ nạn xã hội. - Có tác động tích cực. - Có tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. - Phải có sự quản lý chặt chẽ. - Lắp đặt các thùng rác, thu gom định kỳ, bảo đảm an toàn lao động. - Xây dựng các công trình xử lý môi trường.
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Những tác động của dự án đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội đã được phân tích và đánh giá cụ thể trong Chương 3.
Trong chương này, chúng tôi đưa ra các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường, cụ thể:
- Các biện pháp giảm thiểu và khắc phục tác động xấu ở giai đoạn thi công các cơ sở hạ tầng;
- Các biện pháp giảm thiểu và khắc phục tác động xấu ở giai đoạn dự án đi vào hoạt động 4.1 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG
Để triển khai thực hiện dự án dây chuyển sản xuất Nhà máy SXCB bột cá ướt của Cty TNHH MTV Chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam được triển khai tại lô 2.20F, KCN Trà Nóc II, P.Phước Thới, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ. Công ty TNHH MTV Chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam thuê lại đất của Cty xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ, do nằm trong KCN Trà Nóc II nên cơ sở hạ tầng đã hoàn chỉnh nên rất thuận lợi và hạn chế được rất nhiều tác động xấu đến dân cư lân cận.
4.2 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG XÂY DỰNG
4.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí
Công tác trộn bê tông bằng máy, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và đào đất sẽ gây ra các ảnh hưởng môi trường không khí bởi các tác nhân ô nhiễm như khói bụi, tiếng ồn, chấn động. Để hạn chế các tác động trên cần thực hiện các biện pháp sau:
- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu phải được phủ kín khi vận chuyển.
- Không dùng các xe vận chuyển quá cũ và chở nguyên vật liệu quá đầy, đảm bảo an toàn không rơi vãi dọc đường khi vận chuyển.
- Phun nước trên mặt đất ở những khu vực thi công và trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực dự án để giảm bụi.
- Hạn chế ô nhiễm không khí trên các tuyến đường vận chuyển và khu vực xây dựng bằng cách thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đăng kiểm đối với các phương tiện vận chuyển và kiểm tra yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị thi công chuyên dùng trong xây dựng.
- Hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông do tập trung vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng về khu đất của dự án bằng cách điều phối các xe vận chuyển một cách hợp lý, hạn chế vận chuyển vào các giờ cao điểm.
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang
- Hạn chế ảnh hưởng của thiết bị gây ồn bằng cách điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các thiết bị gây ồn hoạt động đồng thời.
4.2.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể nhất trong giai đoạn xây dựng là lượng nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Nước thải sinh hoạt được tách làm 2 loại: Nước từ khu vệ sinh: tắm, giặt ... lượng nước này chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70 - 80% trong nước thải sinh hoạt, nước thải này có hàm lượng các chất ô nhiễm không cao nên sẽ được thu gom theo các rãnh thoát nước tạm thời trong khu lán trại và được đưa ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. Nước thải từ nhà vệ sinh: hố tiêu, hố tiểu có nồng độ các chất ô nhiễm cao nên được đưa qua bể tự hoại để xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Nước rửa xe vận chuyển nguyên vật liệu ra vào nhà máy (trung bình khoảng 0.3 m3/xe) chủ yếu chứa đất cát nên chỉ cần lắng các cặn vô cơ.
4.2.3 Các biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án
Dự án Nhà máy sản xuất chế biến bột cá ướt được xây dựng tại Lô 2.20F KCN Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ do thuê lại đất của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Cần Thơ cho nên được nhận mặt bằng sẳn có. Tuy nhiên, khi khởi công xây dựng cũng sẽ tất yếu phát sinh một số chất thải rắn như sau:
- Rác thải xây dựng: đất đào, cừ tràm, sắt, gạch vụn…. Để quản lý và thu gom các loại rác thải này chủ đầu tư cử cán bộ giám sát cùng với nhà thầu xây dựng thực hiện thu gom hàng ngày, phân loại, hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và tiêu hủy đúng nơi quy định
- Rác thải sinh hoạt của các công nhân trong công trường phát sinh chủ yếu là các chất như: thực phẩm thức ăn, bao nylon, chai lọ, giấy các loại,... cán bộ giám sát của dự án nhắc nhỡ công nhân bỏ rác tập trung vào đúng nơi quy định, sau đó hàng ngày được công nhân của công ty công trình đô thị đến thu gom và vận chuyển đến bãi rác.
4.2.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ nhà tạm công nhân
Các tác động từ khu lán trại của công nhân xây dựng có thể kể đến bao gồm: - Ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước ngầm do nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt.
- Có thể có những tệ nạn xã hội như: nhậu nhẹt, bài bạc… Để hạn chế các tác động trên cần áp dụng các biện pháp sau:
- Tăng cường sử dụng nguồn công nhân địa phương để giảm bớt sinh hoạt trong khu vực xây dựng.
- Đảm bảo đầy đủ các công trình vệ sinh ở khu lán trại như: cống rãnh, nhà vệ sinh.
- Xây dựng bảng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý công nhân tốt.
4.2.5 An toàn lao động
Chủ đầu tư nên chọn các chủ thầu xây dựng có cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn lao động trong quá trình xây dựng nhằm tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra. Một số quy định về an toàn lao động bắt buộc áp dụng trong giai đoạn xây dựng dự án cụ thể như sau:
4.2.5.1. Sử dụng các phương tiện vận chuyển và thiết bị xây dựng
- Tất cả các phương tiện vận chuyển cũng như thiết bị máy móc xây dựng đều phải có các thông số kỹ thuật cơ bản hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa, có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật.
- Thiết bị máy móc xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
- Những bộ phận chuyển động của máy móc thiết bị có thể gây nguy hiểm cho người lao động phải được che chắn và có thiết bị bảo vệ. Trong những trường hợp bộ phận chuyển động không thể che chắn hoặc trang bị bằng phương tiện bảo vệ khác do chức năng công cụ của nó thì phải gắn thiết bị phát tín hiệu.
- Thiết bị máy móc phải đảm bảo sao cho khi thiết bị máy móc ở chế độ làm việc không bình thường phải phát tín hiệu báo hiệu, còn trong trường hợp cần thiết thì phải có thiết bị ngưng hoặc tự động tắt máy.
- Trong phạm vi hoạt động của máy móc phải có các biển báo.
- Kết cấu của các cơ cấu điều khiển phải loại trừ khả năng ngẫu nhiên tự động đóng mở máy.
- Vị trí lắp đặt các thiết bị, máy móc phải đảm bảo an toàn cho người lao động trong suốt quá trình sử dụng.
- Các máy móc thiết bị làm việc cạnh hố đào phải đảm bảo khoảng cách từ điểm tựa gần nhất của máy móc đến hố không được nhỏ hơn trị số sau:
Bảng 4.1: Quy định khoảng cách an toàn từ điểm tựa gần nhất của xe, máy xây dựng đến chân ta-luy của hố
Chiều sâu của hố (m)
Loại đất
Cát Đất cát Đất sét Sét
Khoảng cách nằm ngang từ điểm tựa gần nhất của máy móc đến chân ta-luy của hố đào (m)
1 1.5 1.25 1.00 1.00
Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang
2 3.0 2.40 2.00 1.50
3 4.0 3.60 3.25 1.75
4 5.0 4.40 4.00 3.00
5 6.0 5.30 4.75 3.50
(Nguồn: Kỹ thuật xây dựng)
- Khi máy móc thiết bị hoạt động, người vận hành không được phép bỏ đi nơi khác hoặc giao cho người không có trách nhiệm vận hành.
4.2.5.2. An toàn trong quá trình xây dựng, lắp đặt, sử dụng và tháo dỡ các loại giàn giáo, giá đỡ loại giàn giáo, giá đỡ
- Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ, thang không đúng chức năng của chúng. - Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ khi:
• Không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động nêu trong thiết kế, nhất là khi không đầy đủ móc treo, dây chằng hoặc chúng được neo vào các bộ phận kém ổn định như lan can, mái đua, ban công…cũng như vào các vị trí chưa tính toán để chịu lực neo giữ.
• Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu bộ phận.
• Khe hở giữa giàn công tác và tường nhà hoặc công trình lớn hơn 0.05 m khi xây dựng và lớn hơn 0.02m khi hoàn thiện.
• Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 0.06 m.
• Các cột giàn giáo và các khung đỡ đặt trên nền kém ổn định (nền yếu thoát nước kém, lún quá giới hạn cho phép của thiết kế; đệm lót chân cột, khung bằng vật liệu không chắc chắn, thiếu ổn định như gạch đá, vật liệu phế thải trong xây dựng), có khả năng bị trượt, lở hoặc đặt trên các bộ phận hay kết cấu nhà, công trình mà không được xem xét, tính toán đầy đủ để dảm bảo chịu lực ổn định cho chính bộ phận đó và cho cột giàn giáo, khung đỡ.
- Cấm xếp tải lên giàn giáo và giá đỡ vượt quá tải trọng thiết kế.
- Khi giàn giáo cao hơn 6 m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên hai giàn thì giữa hai sàn phải có lưới bảo vệ.
- Chiều rộng sàn công tác của giàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1 m. Khi vận chuyển nguyên vật liệu bằng xe đẩy tay thì chiều rộng sàn công tác không được nhỏ hơn 1.5 m. Đường di chuyển của bánh xe phải lát ván, các đầu ván phải khít và ghim chặt vào sàn công tác.
- Ván lát sàn công tác phải có chiều dày ít nhất là 3 cm, không bị mục, mọt hay nứt gãy. Ván lát phải ghép khít, bằng phẳng; khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1 cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đủ dài để gác một đoạn ít nhất 20 cm và được đóng đinh ghim chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữa ván khỏi bị trượt.
- Giàn giáo, giá đỡ có độ cao đến 4 m chỉ được phép đưa vào sử dụng khi được đội trưởng nghiệm thu và ghi vào sở nhật ký thi công, còn trên 4 m thì sau khi được hội đồng kỹ thuật do lãnh đạo đơn vị xây lắp cử ra nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu đưa vào hồ sơ kỹ thuật thi công của đơn vị. Trong thành phần của hội đồng có đại diện hoặc cán bộ chuyên trách an toàn lao động của đơn vị tham dự. - Hàng ngày trước khi làm việc, cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hoặc đội trưởng phải kiểm tra lại tình trạng của tất cả các bộ phận kết cấu của giàn giáo và giá đỡ. Kiểm tra xong ghi vào sổ nhật ký thi công để công nhân làm việc. Trong khi đang làm việc, bất kỳ công nhân nào thấy tình trạng hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ có thể gây nguy hiểm phải ngừng làm việc và báo cho cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hoặc đội trưởng biết để tiến hành sửa chữa.
- Không được dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo, giá đỡ khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên.
- Khu vực đang tháo dỡ phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại. Cấm tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.
4.2.6. An toàn lao động trong công tác đào đất
- Khi đang đào đất nếu thấy xuất hiện hơi, khí độc hại phải ngay lập tức ngừng thi công và công nhân phải ra khỏi nơi nguy hiểm cho đến khi khử hết hơi, khí độc đó.
- Đào hố móng gần lối đi, tuyến giao thông phải có rào ngăn, ban đêm phải có đèn báo hiệu. Rào ngăn đặt cách lề đường không nhỏ hơn 1 m.
- Trong khu vực đang đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng (kể cả khi mưa to) để tránh nước chảy vào hố đào làm sụt lở thành hố đào. Trong khi đang đào đất phải bơm hết nước ở các hố móng để phòng đất bị sụt lở. Đào đất đến mực nước ngầm thì tạm ngưng và có biện pháp giữ ổn định vách mới tiếp tục đào.