c. Dân số và lao động
3.2.4 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
Hoạt động của dự án trực tiếp góp phần gia tăng mật độ giao thông thủy, bộ và các phương tiện vận tải trong khu vực nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, hoạt động này nhất định tác động tiêu cực đến hệ thống giao thông trong khu vực của dự án.
Làm ảnh hưởng đến giao thông trong khu vực, tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, tuy nhiên dự án nằm trong KCN nên ảnh hưởng này không đáng kể.
3.2.4.2 Sức khỏe của công nhân và bệnh nghề nghiệp
Các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc và sức khỏe của công nhân như: tiếng ồn, bụi, mùi…
Nồng độ các chất dinh dưỡng và quá trình phân hủy chất ô nhiễm sẽ tác động đến hệ sinh thái, sức khỏe con người thông qua quá trình tích lũy sinh học theo xích thức ăn và phú dưỡng.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân có thể bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất độc hại, hàm lượng dinh dưỡng cao, mầm bệnh, tảo độc có trong nước có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Quy mô tác động và mức độ tác động được trình bày trong phần tiếp theo. 3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
Các tác nhân ô nhiễm có thể tác động đến công nhân trong nhà máy. Mức độ tác hại phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc.
3.3.1 Trong thời gian xây dựng
3.3.1.1 Tác động do bụi, khí thải và tiếng ồn
a. Bụi
Nồng độ ô nhiễm sẽ gia tăng cục bộ tại các tuyến đường vận chuyển, khu vực xây dựng, nhất là những ngày nắng nóng và có gió. Nguyên nhân gây ô nhiễm bụi là do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, chuyên chở và bốc dở vật liệu xây dựng. Thành phần hoá lý của các hạt bụi này là các hạt đất, cát có kích thước lớn, thuộc loại bụi nặng không phát tán đi xa dễ sa lắng; gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trong công trường.
Ngoài ra, bụi sinh ra trong khói thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công, nhưng trong giai đoạn xây dựng nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên các tác động trên chỉ ảnh hưởng trong thời gian ngắn.
Bảng 3.2: Ước tính tải lượng ô nhiễm bụi trong giai đoạn thi công
TT Nguồn gây ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (tấn)
Nồng độ bụi (g/m3)
1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san
ủi mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát) 0,155 – 15,5 1 – 100
2
Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá ...),
máy móc, thiết bị 0,0155 – 15,5 0,1 – 1
3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi
trên mặt đường 0,0155 – 15,5 0,1 – 1
(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1995) b. Khí thải
Khí thải các phương tiện vận tải máy móc làm việc tại công trường (máy ủi, máy đóng cột, máy hàn ...) và từ phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng. Tùy theo công suất sử dụng và tùy vào tiến độ công trình mà tải lượng khí thải do hoạt động của các loại phương tiện giao thông và thi công có chứa bụi, SOx, NOx, CO… có khả năng gây ô nhiễm không khí.
Hướng phát tán gây ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng trong khu vực (chủ yếu là hướng gió và vận tốc gió). Tuy nhiên, hướng gió và vận tốc gió thay đổi thường xuyên theo mùa, do đó các vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tải lượng của các chất gây ô nhiễm không khí được ước tính như sau:
Đối với những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn đến 16 tấn khi sử dụng 01 tấn dầu DO sẽ thải vào môi trường một lượng các khí thải như sau:
Bảng 3.3 Tải lượng các tác nhân ô nhiễm đối với xe chạy bằng dầu
STT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm(kg/tấn)
1 Bụi (TSP) 4,3
2 SO2 64
3 NO2 55
4 CO 28
5 VOC 12
(Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO, 1995)
Ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận chuyển là không lớn và đây là nguồn thải dạng phát tán, không tập trung nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường.
c. Tiếng ồn và rung
Trong quá trình thi công xây dựng công trình sẽ làm gia tăng tiếng ồn trong khu vực dự án. Tiếng ồn và chấn động phát sinh chủ yếu từ các nguồn:
- Máy móc, thiết bị san ủi, đầm nén, máy trộn bê tông. - Đào móng, đào đắp mặt đường và các rãnh.
- Phương tiện vận chuyển đất, vật liệu xây lấp.
- Tại công trường xây dựng, do tập trung các phương tiện vận tải và thi công cơ giới nên tiếng ồn sẽ cao hơn mức bình thường.
Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày như sau:
Bảng 3.4: Mức ồn phát sinh từ các thiết bị thi công công trình
STT Thiết bị Mức ồn (dBA) 1 Xe ủi 93,0 2 Xe lu 72,0 – 74,0 3 Xe trộn bê tông 75,0 – 88,0 4 Cần trục (di động) 76,0 – 87,0 5 Búa chèn và khoan 76,0 – 99,0 6 Máy đóng cọc 90,0 – 104,0 7 Máy phát điện dự phòng 82,0 – 92 (Nguồn: WHO, 1993)
Theo bảng tham khảo trên ta có thể dự báo, mức ồn chung tại khu vực thi công xây dựng dự án có thể lên đến 80- 95 dBA. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: công nhân trực tiếp thi công công trình, người đi đường và vật nuôi.
Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như:
Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < l00m).
Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ l00 đến 500m). Nhẹ: Người đi đường và hệ động vật nuôi.
3.3.1.2 Nguồn gây ô nhiễm đến môi trường nước
Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công công trình.
a. Nước mưa
Nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất bẩn, cát, đá, xi măng, gạch vụn,… làm cho hàm lượng các chất lơ lửng trong nước mưa tăng cao. Theo kết quả thống kê của WHO (1993) cho thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 – 1,5mgN/l, 0,004 – 0,03mgP/l, 10 – 20mgCOD/l và 10 – 20mgTSS/l. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch, do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải sinh hoạt và cho thải trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác.
Lượng nước mưa được tính như sau: Q =q×a×S(m3/ngày) :
q lưu lượng mưa trung bình hàng ngày của tháng có lượng mưa nhiều nhất năm
2008: 11.57( / ) 0,012( / ) 30 2 . 347 ngày m ngày mm q= = = :
a hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Trong trường hợp khu vực thực hiện dự án đang thi công, vì vậy chọn a = 0,2
S: diện tích đất, S = 10.000 m2
Vậy Q = 24 m3/ngày
Nhìn chung nước mưa chảy tràn trong giai đoạn thi công dự án theo ước tính của chúng tôi nếu thi công vào mùa mưa, tần suất lượng mưa lớn nhất trong tháng là 347.2mm/tháng, tổng diện tích của dự án là: 10.000m2, vì vậy tổng lượng nước mưa chảy tràn là: 24m3/ ngày. Tuy nhiên nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường dự án.
b. Nước thải sinh hoạt công nhân:
Lượng công nhân tham gia xây dựng ước tính khoảng 40 lao động chủ yếu là dân địa phương thì lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 2m3/ngày, nhu cầu sử dụng nước không nhiều, khối lượng nước thải sinh hoạt thải ra không đáng kể.
Bảng 3.5 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) Tổng tải lượng (g/ngày)
BOD5 45 – 54 1530 - 1836 COD 72 – 102 2448 - 3468 Chất rắn lơ lửng 70 – 145 2380 - 4930 Dầu mỡ 10 – 30 340 - 1020 Tổng Nitơ 6 – 12 204 - 408 Tổng phospho 0,8 – 4 27,2 -136 Amoniac (NH3) 3,6 – 7,2 122,4 – 244,8
(Nguồn: Assessment of sources of air, water, and land pollution, 1993)
Với tải lượng các chất ô nhiễm như thành phần nước thải chứa chất cặn bả, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Nhìn chung khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh không lớn và chỉ mang tính chất tạm thời nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
3.3.1.3 Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh có 2 loại bao gồm
- Rác thải xây dựng có thành phần chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng phế bỏ như: cừ tràm vỡ, bao bì, xi măng, sắt thép vụn, đá gạch vỡ,...
- Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: thực phẩm thừa và một số bao gói, chai lọ, vỏ hộp,…
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng dự án là không nhiều, nó chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp, mang tính chất tạm thời, không thường xuyên, không kéo dài và sẽ mất đi khi kết thúc giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án.
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng mặc dù ít nhưng nếu không xử lý tốt thì chúng sẽ gây ô nhiễm, làm giảm vẻ mỹ quan. Các chất khó phân huỷ sẽ gây ô nhiễm đất, các chất rắn khi bị phân huỷ sẽ phát sinh nước thải rác nếu không xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, gây hại động vật và tài nguyên thuỷ sinh vật.
3.3.1.4 Các tác động khác
Ngoài các tác động đã đánh giá ở trên, thì quá trình thi công xây dựng dự án còn gây ra một số tác động tiêu cực khác như:
- Hoạt động san lấp mặt bằng làm thay đổi cấu trúc thực vật che phủ mặt đất, làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh của khu vực, gây nóng bức, khó chịu.
- Ô nhiễm nhiệt từ quá trình trải nhựa đường.
- Ngoài ra, công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Tuy nhiên những tác động trên là không đáng kể.
3.3.2 Khi dự án đi vào hoạt động
3.3.2.1 Tác động đến môi trường không khí, bụi
Các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm trong khu vực sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel. Khi hoạt động sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải chứa các chất ô nhiễm như: NOx, COx, NH3,..
Trong khu dự án, bụi chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt cháy than đá, sàng, làm nguội, cân – đóng gói có thể ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động trong nhà máy. Các chất ô nhiễm dạng bụi có thể gây bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh viêm cơ phổi (bụi PM 10). Bụi phủ lên da gây tắc lỗ chân lông, làm da không hô hấp được trở nên nhờn, khó chịu ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân.
Quá trình đốt than thường phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí như bụi than, NOx, SO2, CO2, CO,… trong đó quan trọng nhất là bụi than và SO2 với tải lượng và nồng độ cao. Nồng độ các chất trong khí thải được tính trên cơ sở lưu lượng và tải lượng của các chất ô nhiễm trong khói thải như bảng sau:
Bảng 3.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải của lò hơi đốt bằng than đá
Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/m3) TCVN 5939:2005 (cột A) Bụi 2270,5 400 SO2 565,2 1.500 NOx (tính theo NO2) 434,8 1.000 CO 14,5 1.000 VOC 0,3 KQĐ
Ghi chú: KQĐ: Không quy định
(Nguồn: Tính toán tải lượng theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO)
So sánh kết quả ước tính này với tiêu chuẩn khí thải cho thấy, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5939: 2005 (cột A) 5,7 lần, còn lại các chất khác đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Do đó, việc xử lý lượng bụi này trước khi thải nguồn tiếp nhận là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng.
a. Tác động của khí SO2
Khí Sulfur dioxit (SO2) được xem là chất ô nhiễm gây tác hại nhiều nhất trong họ Sulfur. Khí SO2 là khí không màu, có mùi hăng cay. Do quá trình tác dụng quang hóa hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 dễ dàng oxy hóa thành khí SO3 trong khí
quyển. Trong môi trường không khí ẩm ướt, SO3 biến thành acid sulfuric hay các muối sulfate, tách khỏi khí quyển và sa lắng xuống đất.
Nói chung, SO2 gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng, thiết bị. Do sự biến đổi thành acid sulfuric có tính oxy hóa mạnh làm thay đổi tính năng vật lý, màu sắc vật liệu xây dựng như: sắt, thép, các kim loại khác ở trong môi trường khí ẩm, nóng và bị han gỉ rất nhanh. Ngoài ra, SO2 cũng làm hư hỏng và giảm tuổi thọ các sản phẩm vải, nylon, tơ nhân tạo, vật dụng bằng da và giấy… Chỉ với nồng độ nhỏ SO2 cũng gây ảnh hưởng mạnh tới sự sinh trưởng của thực vật. Nồng độ khí SO2<3ppm sẽ hạn chế sự phát triển của thực vật và nồng độ SO2≥3ppm sẽ làm rụng lá cho đến gây chết cây. Khí SO2 và acid của nó đều còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Ở nồng độ thấp gây ra sự kích thích đối với bộ máy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
b. Tác động của khí NO2
Một số thực vật có tính nhạy cảm đối với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NO2 khoảng 1ppm và thời gian tác dụng trong khoảng một ngày. Tuy nhiên, NO thường có trong không khí không phải là chất kích thích và nó cũng không gây tác hại đối với con người. Nó chỉ có tính nguy hại khi oxy hóa thành NO2.
NO2 là khí có màu hơi hồng, mùi hắc của nó có thể phát hiện được vào khoảng 0.12ppm. Tính chất quan trọng của NO2 trong phản ứng hóa học là hấp thụ bức xạ tử ngoại. Khí NO2 với nồng độ 100ppm có thể gây tử vong cho người và cho động vật sau vài phút tiếp xúc, và với nồng độ 5ppm sau vài phút tiếp xúc ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp. Con người tiếp xúc lâu với khí NO2 khoảng 0.06ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi. Ngoài ra khí NO2 làm phai màu thuốc nhuộm, hỏng vải, tơ, nilon.
c. Tác động của khí cacbon oxit (CO)
Lý tính: Khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, d=0.967. 1.0lít CO nặng 1.254g ở 0oC, hóa lỏng ở -191oC.
Hóa tính: CO cháy với ngọn lửa xanh tạo thành CO2.
Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, CO trơ về mặt hóa học. Ở nhiệt độ cao và tích tụ trong các phòng kín của công trình đang cháy, khí CO trở thành một chất khử mạnh, có thể gây nổ với các chất oxy hóa thậm chí với oxy không khí.
Trong lò đốt nhiên liệu bằng than đá của lò hơi tạo ra nhiều CO2 khi CO2 bốc lên gặp nhiệt độ cao sẽ tạo CO theo phản ứng:
CO2 + C 2CO
Độc tính của CO
- CO ngăn cản sự vận chuyển O2 đến các tế bào, các mô của cơ thể. Tuy nhiên phản ứng thuận dưới đây có thể trở thành nghịch nhiều, nghĩa là CO có thể bị tách khỏi COHb dưới tác dụng của O2 áp suất cao hoặc O2 nguyên chất, giải phóng Hb để làm nhiệm vụ vận chuyển O2 như sau:
COHb + O2 O2Hb + CO
Bảng 3.7: Tác hại của CO trong không khí theo thời hạn tiếp xúc
Nồng độ CO (mg/l) Thời hạn tiếp xúc vào triệu chứng 0.05 Chịu được 1 giờ không tác hại 0.100 Chịu được nữa giờ không tác hại
0.125 Tiếp xúc 10 giờ liền bị choáng váng, rối loạn