Bảng 2: KIM NGẠCH VÀ SẢN LƢỢNG THỦY SẢN XK CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-6/2011
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2011
KNXK tỷ USD 4,5 4,25 5,03 2,6 Sản lượng triệu tấn 1,239 1,232 1,353 -
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Năm 2008, ngành thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các mặt hàng XK đều giảm, kinh tế thế giới bị lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng… tổng sản lượng XK thủy sản đạt 1,239 triệu tấn, trị giá 4,5 tỷ USD. Trong hoàn cảnh này, các nhà XK thủy sản Việt Nam chuyển hướng từ trọng tâm của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… để khai phá những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập… để giữ vững kim ngạch.
Năm 2009, sản lượng thủy sản XK giảm còn 1,232 triệu tấn, đạt giá trị 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% về khối lượng và 1,60% về KNXK so với năm 2008. Trong đó tôm đạt 211 nghìn tấn với trị giá 1,69 tỷ USD, cá tra và ba sa đạt 614 nghìn tấn, trị giá 1,36 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên XK thủy sản tăng trưởng âm kể từ những năm 1980 do còn ảnh hưởng mạnh mẽ của hậu khủng hoảng kinh tế đến sức mua ở các thị trường lớn như Nga, Ukcrai, EU, Mỹ, Nhật Bản và Đông Âu đã giảm xuống khiến các DN phải nỗ lực nhiều hơn để
tìm đầu ra ở những khu vực mới. Bên cạnh đó, tại Châu Âu, cá tra Việt Nam bị bôi xấu ở một loạt các thị trường. Điều này đã làm cho tổng sản lượng và KNXK của Việt Nam sụt giảm, khiến các DN gặp nhiều khó khăn cho đầu ra của sản phẩm..
Năm 2010, thủy sản XK của Việt Nam được phục hồi với sản lượng XK 1,353 triệu tấn, trị giá 5,035 tỷ USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009.
Trong năm này các DN xuất được nhiều chuyến hàng và nhiều hợp đồng đã được ký do các DN đã chủ động được nguồn hàng nên đầu ra được đảm bảo tốt hơn. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại đã được đẩy mạnh sang các thị trường mới có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc và Trung Quốc để ngành XK không quá phục thuộc vào thị trường truyền thống EU. Với 969 DN thủy sản XK sang 162 thị trường trên thế giới góp phần nâng cao mức độ tập trung thị trường XK của ngành thủy sản rất cao với 68% KNXK tập trung vào 10 thị trường lớn, đạt 3,42 tỷ USD. Các thị trường lớn đều có mức tăng trưởng cao từ 10 - 25% so với năm 2009, trong đó thị trường Pháp tăng trưởng mạnh nhất với 68%.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, ngành thủy sản phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, chí phí tăng nhiều. Nguồn cung cấp cá tra sống không thể đáp ứng năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến cá tra, mối lo ngại về thiếu cá giống, giá cá giống ở mức cao, giá thức ăn chăn nuôi leo thang và gia tăng lãi suất vay ngân hàng làm cho nông dân ngần ngại nuôi cá đầu tư vào vụ mùa nuôi mới. Đồng thời, phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường XK. Bên cạnh đó, tình hình mất an ninh tại Biển Đông cũng gây trở ngại cho ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam.