Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Caseame

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 92)

Caseamex phát triển bền vững

5.2.1. Phát triển nguồn nhân lực: công ty cần củng cố bộ phận nhân sự đủ mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, phát triển nguồn lực, phát huy khả năng sáng tạo nhân viên.

Nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ công nhân viên vì môi trường XK vô cùng phức tạp vì nó liên quan rất nhiều đến luật pháp quốc tế, tìm hiểu quy định pháp lý, rào cản thương mại đến thị trường XK về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối… Vì thế, công ty cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ ngoại thương cho nhân viên để giúp công ty có những phản ứng kịp thời trước sự biến động của thị trường thế giới nhằm hạn chế tranh chấp thương mại, qua đó nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của công ty, đồng thời nâng cao kỹ năng thương thuyết tốt hơn trong việc tìm kiếm đối tác mới cũng như đàm phán hợp đồng XK, thỏa thuận về giá cả, điều kiện giao hàng… với các đối tác nước ngoài của công ty.

Nâng cao trình độ nhân viên kiểm nghiệm, tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động sản xuất của công ty ở từng khâu, đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh, chất xử lý môi trường. Bên cạnh đó, nhân viên kiểm nghiệm phải thường xuyên cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường bị cấm hoặc hạn chế sử dụng để luôn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao.

5.2.2. Thâm nhập và phát triển thị trƣờng xuất khẩu

Công ty cần mở rộng kênh phân phối, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường thế giới, từ đó đánh giá thực trạng thị trường XK giúp công ty lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường thế giới.

Đối với thị trường nội địa, tổ chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại, phát triển và giới thiệu các món ăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loại thủy sản bản địa. Điều

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xciii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

quan trọng là các đơn vị tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các chương trình đảm bảo ATVSTP thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.

Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối thủy sản XK, liên kết chặt chẽ với các nhà NK, phân phối lớn ở các thị trường mục tiêu, thành lập một số văn phòng đại diện tại các thị trường XK thủy sản quan trọng như EU, Mỹ, Nhật Bản… nhằm hạn chế rủi ro phát sinh, nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nhân viên các văn phòng đại diện tại nước XK để triển khai các chiến lược marketing thích hợp đạt hiểu quả, tận dụng kênh phân phối qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ sẵn có của một số công ty lớn, ứng dụng thương mại điện tử trong XK thủy sản là cách ngắn nhất, hữu hiệu và tiết kiệm khi tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách công ty tham gia chương trình xúc tiến XK thủy sản cấp quốc gia thông qua nhiều hoạt động như: tổ chức ngày hội ẩm thực giới thiệu thủy sản Việt Nam đến các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Úc, Hàn Quốc… tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế Boston (Mỹ), hội chợ thủy sản Trung Quốc, Châu Âu (Brussel), hội chợ công nghệ thủy sản (Nhật Bản), hội chợ thực phẩm Chicaga (Mỹ)… Bên cạnh đó, công ty có thể tham gia chuyến khảo sát nghiên cứu những thị trường mới nổi trực tiếp nhằm thu thập thông tin, tiếp cận xu hướng tiêu dùng của thị trường XK, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường…

5.2.3. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và thƣơng hiệu

Công ty cần nâng cao chất lượng các mặt hàng thủy sản XK, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và ATVSTP để hạn chế sự đe doạ của thị trường ngày càng cạnh trang gay gắt, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Bộ thủy sản về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo ATVSTP cho sản phẩm, tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn nữa suốt quy trình thu mua, chế biến, sản xuất và XK nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng cao nhất cho sản phẩm. Cập nhật và đáp ứng kịp thời các thông tin thị trường XK về các tiêu chuẩn, quy định mới. Đồng thời, ứng dụng khoa học công

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xciv SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

nghệ vào quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu mã đến việc chế biến, sản xuất thành phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu như BRC, IFS, HACCP, ISO… Từ đó, công ty sẽ cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao, ATVSTP, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của các thị trường XK.

Với những thuận lợi mà công ty có được như nguồn nguyên liệu tương đối ổn định, đội ngũ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại… rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh đổi mới mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm XK, nâng tầm thương hiệu sản phẩm của công ty, giữ vững vị thế của công ty, hạn chế sức ép của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cũng cần chú trọng đến bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Đây là yếu tố thu hút sự chú ý đầu tiên của người tiêu dùng, nó vừa có chức năng bảo vệ sản phẩm, vừa có nhiệm vụ truyền đạt đến khách hàng thông tin về sản phẩm, thương hiệu của công ty…

5.2.4. Giải pháp về công tác thuê tàu vận chuyển

Vận tải có ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK của công ty, nếu công ty giao hàng không đúng tiến độ như hợp đồng đã ký thì khách hàng có thể hủy bỏ hợp đồng với công ty. Vì vậy cần phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận vận tải để xây dựng chiến lược vận tải hợp lý. Công ty cũng phải tham gia nghiên cứu vào việc xác định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, có uy tín để đảm bảo hàng hóa giao đúng hạn. Để tránh tình trạng neo hàng ở bến cảng, công ty cần liên kết chặt chẽ với hãng tàu để giảm chí phí lưu bãi, bảo quản sản phẩm… Thị trường XK của công ty rất rộng, do đó công ty nên chọn những hãng tàu lớn, uy tín và chất lượng để việc xếp dỡ hàng hóa được nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, những hàng tàu lớn sẽ có những chính sách về giá cạnh tranh hơn, nên công ty cần lựa chọn hãng tàu để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

5.2.5. Liên kết, thu hút đầu tƣ các nhà cung cấp và đối tác trong và ngoài nƣớc

Mối liên kết giữa nuôi và chế biến thủy sản XK chưa thật ổn định. Do đó, công ty cần đẩy mạnh mối liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu nhằm tăng

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xcv SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào, đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng. Mặt khác, công ty cần thiết lập mối quan hệ khắng khít với các nhà NK, đặc biệt là các trung tâm thương mại lớn, các hệ thống siêu thị bán lẻ, thiết lập kênh phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua các công ty con hay chi nhánh bán hàng ở nước ngoài, có như vậy mới nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu của công ty mới phát triển vững chắc.

Chƣơng 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Thuỷ sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả XK cao, với tốc độ phát triển nhanh, ngành đã đưa nền kinh tế Việt nam hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Việc đẩy mạnh XK thủy sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa Nhà nước và các DN. Bên cạnh đó, các DN cần chủ động trong việc thâm nhập, mở rộng thị trường XK để đảm bảo sự phát triển bền vững. Công ty CP XNK thủy sản Cần Thơ – Caseamex đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, tự làm mới mình để tiếp tục tăng trưởng tạo thế vững mạnh cũng như tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và đã tạo được thương hiệu, uy tín trong lòng người tiêu dùng ở khắp nơi.

Qua việc phân tích hoạt động XK thủy sản của công ty Caseamex giai đoạn 2008-6/2011 cho thấy công ty kinh doanh rất hiệu quả, thị trường XK ngày càng mở rộng, nhiều mặt hàng đã tìm được chỗ đứng vững chắc, công ty đã chủ động nghiên cứu nắm vững một số thị trường. Hàng năm công ty mang về một lượng ngoại tệ khá lớn cho nước nhà. Đồng thời, công ty đã tạo không ít công ăn việc làm cho người dân địa phương góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xcvi SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

Tp.Cần Thơ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công ty cũng gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các DN trong và ngoài nước về giá cả, chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào chưa cao, thiếu tính bền vững, rào cản kỹ thuật từ các nước NK… Vì thế để tạo uy tín và vị thế đáng kể trên thị trường thế giới, nơi mà sự cạnh tranh xảy ra vô cùng gay gắt, quyết liệt, công ty phải không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động marketing và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động XK thủy sản của công ty phát triển bền vững.

6.2. Kiến nghị

6.2.1. Kiến nghị đối với nhà nƣớc và Hiệp hội thủy sản

- Đẩy mạnh triệt để các biện pháp xã hội hóa để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý chất lượng, VSATTP của mỗi DN, người nuôi trong chuỗi sản xuất, giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm tra bắt buộc lô hàng XK do cơ quan nhà nước thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính phủ bảo đảm hệ thống tài chính, tín dụng về cơ bản ổn định để hỗ trợ nông ngư dân nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần hạ giá thành sản xuất, ổn định chất lượng VSATTP nguyên liệu thủy sản.

- Tăng giá XK trung bình của cá tra Việt Nam bằng cách thống nhất mức giá sàn các mặt hàng thủy sản XK cho các DN Việt Nam nhằm tránh tình trạng bán phá giá ở trị trường nước ngoài, đồng thời có sự cạnh tranh công bằng giữa các DN trong nước.

- Ổn định sản lượng nguyên liệu bảo đảm cung cầu: quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ, phải có sự liên kết giữa nhà nước, Hiệp hội thủy sản, DN và người nuôi hợp tác với nhau sao cho đôi bên cùng có lợi, tránh tình trạng khủng hoảng thừa, nguyên liệu thiếu. Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng DN thiết lập hệ thống kiểm soát chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lượng,

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xcvii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

VSATTP trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển, chế biến đến XK.

- Đẩy mạnh xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin các thị trường XK, tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội chợ, triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của DN trong nước đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, cung cấp những thông tin thiết thực về các thị trường XK như biến động thị trường, môi trường kinh doanh, các rào cản thương mại, môi trường pháp lý… cho các DN trong nước để có chiến lược kinh doanh XK hợp lý.

6.2.2. Kiến nghị đối với công ty

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì sự phấn đấu, nổ lực của công ty đóng vai trò chủ đạo quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần đầu tư các nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp để đẩy mạnh hoạt động chiêu thị, mở rộng thị trường, quảng bá xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác. Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm chính sách phát triển thương mại ở các cấp quản lý để chủ động theo dõi diễn biến tình hình các thị trường, chủ động đối phó với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước NK…

- Tăng cường thu thập ý kiến, cập nhật thông tin khách hàng, khảo sát thị trường để có biện pháp, chiến lược kinh doanh phủ hợp. Duy trì tốc độ phát triển XK sản phẩm vào các thị trường chủ lực. Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, tư vấn… Định hướng rõ thị trường XK chủ lực để có chiến lược thích hợp với thị trường đó. Đổi mới cách tiếp cận thị trường. Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm bằng nhiều hình thức liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức cung ứng thực phẩm ở các thị trường lớn. Đồng thời, quan tâm hơn thị trường nội địa vì đây là một thị trường tiêu thụ lớn mà bấy lâu nay công ty đã bỏ sót.

- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để thích hợp với đặc thù từng thị trường. Hiện nay, công ty phần lớn XK dưới dạng nguyên liệu và sơ chế, chưa có sản

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xcviii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

phẩm thủy sản giá trị gia tăng mang thương hiệu mạnh nên hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, cần quan tâm đến công tác cải tiến, phát triển sản phẩm, tăng cường XK sản phẩm có giá trị gia tăng.

- Thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệucủa công ty, chủ động ký kết hợp đồng thu mua, bao tiêu với ngư dân vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững. Bên cạnh đó, công ty phải đảm bảo thực hiện hợp đồng XK đúng tiến độ nhằm tạo uy tín, lòng tin đối với khách hàng và quan hệ làm ăn lâu dài.

- Công ty cần tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, ATVSTP, các quy định về truy xuất nguồn gốc, xây dựng các mô hình chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ, qua đó để nâng cao chất lượng sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo:

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xcix SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

1. ThS. Phạm Thị Ngọc Khuyên (2009). “Giáo Trình Kinh Tế Đối Ngoại”, lưu hành nội bộ, Đại học Cần Thơ, Tp.Cần Thơ.

2. Dương Hữu Hạnh, (2000). “Kỹ thuật ngoại thương nguyên tắc và thực hành”, NXB Thống Kê.

3. GS.TS Bùi Xuân Lưu - PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2001).

“Giáo trình kinh tế ngoại thương”, NXB Lao động – xã hội.

Website tham khảo:

1. http://www.vneconomy.com.vn 2. http://www.vasep.com.vn 3. http://www.caseamex.com.vn 4. http://www.thuysanvietnam.com.vn 5. http://www.vietfish.org 6. http://thuysanvietnam.com.vn 7. http://www.tongcucthuysan.gov.vn 8. http://www.baomoi.com/Xuat-khau-thuy-san-2010-dat-5-ty-USD/45/5623745.epi 9. http://tamnhin.net/phat-trien/8025/Nhin-lai-nganh-xuat-khau-thuy-san-nam- 2010.html

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 92)