Nguồn nguyên liệu thường là bài toán khó giải quyết cho sự nghiệp phát triển thủy sản nước nhà, bởi vì cho đến nay các đơn vị chế biến và XK thủy sản ở ĐBSCL chủ yếu dựa vào thủy hải sản do ngư dân cung cấp, trong đó phần lớn là tôm, cá khai thác được từ biển. Nguồn nguyên liệu này không ổn định do phụ thuộc nhiều vào thiên tai, thời tiết, nhiều chủng loại, kích cỡ nên rất khó cho các đơn vị chế biến công nghiệp. Nguyên liệu chính của ngành chế biến thủy sản XK chủ yếu là cá tra, basa, và tôm. Tính đến 8 tháng đầu năm 2010, diện tích nuôi cá tra, basa toàn vùng ĐBSCL đã đạt trên 6.000 ha, chiếm gần 70% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước với giá trị sản lượng 1 triệu tấn, là vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành. Hiện nay, chỉ riêng tại tỉnh Cần Thơ, sản lượng cá tra, basa nguyên liệu hằng năm đã lên đến trên 350.000 tấn, đủ khả
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
năng cung cấp cho hầu hết các DN sản xuất thủy sản trên địa bàn, đảm bảo tính ổn định cao của nguồn nguyên liệu. Bước phát triển này cũng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá tra, basa XK ở ĐBSCL.
Tuy công ty Caseamex nằm ở vùng nguyên liệu thủy sản lớn nhất cả nước nhưng nguồn cung không ổn định do còn sản xuất theo phong trào, điều này đã gây khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào của công ty như: nguyên liệu đầu vào không ổn định nên đôi lúc làm gián đoạn quá trình chế biến và máy móc không thể hoạt động hết công suất dẫn đến tình trạng chậm trễ hợp đồng, có những hợp đồng công ty phải xin hoãn lại hay gia hạn thêm thời gian. Điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty. Chỉ khi nào có nguồn nguyên liệu chắc chắn công ty Caseamex mới dám ký những hợp đồng lớn. Mặt khác, vấn đề truy nguyên nguồn gốc cũng gây ra nhiều khó khăn cho công ty do không đủ nguyên liệu chế biến nên công ty phải mua từ nhiều nguồn khác nhau, ngư dân về cơ bản vẫn chưa thay đổi được tập quán khai thác, kỹ thuật còn lạc hậu, đội tàu cũ kỹ, công suất nhỏ, hoạt động khai thác gần bờ, bảo quản sau thu hoạch vẫn chỉ dùng nước đá, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, nguồn lợi ngày càng suy giảm. Do đó, công ty không thể đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng đầu vào, đây là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở hầu hết thị trường XK của công ty.
Hiện tại rất nhiều DN chế biến XK sản phẩm cùng loại không ngừng tăng công suất, xây dựng nhà máy mới dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu, diện tích và sản lượng nuôi thả chưa phát triển đồng bộ dẫn đến thiếu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, sự cạnh tranh gay gắt trong thu mua nguyên liệu giữa các DN trong cùng ngành để hoàn tất các đơn hàng XK vào những thời điểm nhất định là nguyên nhân làm tăng giá nguyên liệu. Chí phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 80% giá thành sản phẩm, có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Trước những khó khăn trên, công ty đã lên kế hoạch đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, bằng cách ký hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu (thương lái, bạn hàng…) ở các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó công ty còn tự triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxiii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
sản nước ngọt và nước mặn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Hiện tại, công ty đã liên kết và đầu tư vùng nuôi nguyên liệu khoảng 150 ha tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang… có khả năng tự cung tự cấp trên 80% sản lượng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của nhà máy. Vùng nuôi nguyên liệu cung cấp mỗi năm khoảng từ 45.000 – 50.000 tấn nguyên liệu/năm. Điều này tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và khá đa dạng.
Các tiêu chuẩn về ATVSTP do các quốc gia NK thủy sản đưa ra ngày càng nghiêm ngặt. Việc các quốc gia này thường xuyên bổ sung danh mục những hoạt chất cấm sử dụng và dư chất kháng sinh tối thiểu trong các sản phẩm làm cho hoạt động XK của công ty gặp khá nhiều khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro, công ty đã có những biện pháp tích cực từng thời điểm: có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, tổ chức đội tàu thu mua nguyên liệu trực tiếp trên biển, chỉ thu mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín, đạt tiêu chuẩn… để từng bước chủ động các loại nguyên vật liệu trong sản xuất. Với kinh nghiệm XK của công ty trong những năm qua cho thấy, quý 4 là thời điểm mà các nước thuộc EU, Mỹ, Nga, Hàn Quốc... tiêu thụ rất mạnh hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam và đây chính là thời điểm để Caseamex tăng tốc đạt chỉ tiêu. Việc tăng trưởng bùng nổ sẽ bắt đầu từ tháng 6 khi bước vào vụ thu hoạch tôm và kéo dài đến hết tháng 11 hàng năm. Có thể nói, XK thủy sản của Việt Nam có tính mùa vụ, phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu, đặc biệt là vào các tháng 6, 7, 8 và 9.
Danh sách các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho công ty trong năm 2010:
STT Nhà cung cấp Mặt hàng Tỉnh thành
01 Cty bao bì Hoàn Mỹ Bao bì đóng gói Cần Thơ 02 Cty CP Đông Hải Bến Tre Bao bì đóng gói Bến Tre 03 Cty TNHH SXTM Tân Hưng Bao bì đóng gói Cần Thơ 04 Cty TNHH SXTMDV Tường Ngân Bao bì đóng gói Cần Thơ 05 DNTN TMSX và công nghệ Hoa Tân Bao bì đóng gói TP.HCM 06 Cty CP SX bao bì Phong Phú Bao bì đóng gói Cần Thơ 07 Quách Văn Cáo Tôm càng Giá Rai – Bạc Liệu
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxiv SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
08 Trần Hữ Vịnh Tôm càng Cái Răng - Cần Thơ 09 Trần Văn Viễn Tôm càng Cái Răng - Cần Thơ 10 Trần Văn Hóa Ếch Ô Môn – Cần Thơ 11 Nguyễn Văn Mau Ếch Ô Môn – Cần Thơ 12 Mai Hồng Châu Cá tra Bình Thủy- Cần Thơ 13 Nguyễn Thị Kiều Chinh Cá tra Vĩnh Long 14 Lâm Văn Tài Cá tra Cần Thơ 15 Nguyễn An Hữu Cá tra Sóc Trăng
(Nguồn: Phòng cung ứng của công ty Caseamex)
4.3.1.3. Chất lƣợng sản phẩm
Đây là nhân tố rất quan trọng, các DN muốn giữ vững uy tín và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Hàng hóa chất lượng xấu, chẳng những khó bán, bán với giá thấp, không những làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của DN. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của DN.
Công ty Caseamex là một trong những DN chế biến thủy sản XK đạt tiêu chuẩn BRC 2005 cho lĩnh vực chế biến cá da trơn ở cấp độ A, IFS, HACCP, GMP, ISO 9001:2000, SQF 2000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cần thiết để XK sản phẩm vào thị trường Mỹ, EU, Úc, Nga...) và đã đạt được các điểm đánh giá cao trong các kỳ kiểm tra điều kiện sản xuất của các hệ thống phân phối như Cysco (Mỹ), Youngs (Anh). Đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặt hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, tạo được uy tín cao. Hiện tại, công ty đang xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng cho đến chế biến và XK nhằm kiểm soát tốt chất lượng, quản lý mối nguy từ nguyên liệu thu mua cho tới khi XK sản phẩm.
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxv SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
Các chương trình quản lý chất lượng, kiểm soát ATVSTP của Caseamex gồm có: các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, khử trùng, kiểm soát côn trùng, kho lạnh… nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho nhà xưởng và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Caseamex đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng Global GAP cho vùng nuôi cá tra. Ngoài việc giám sát chất lượng của bộ phận quản lý chất lượng, Caseamex còn có phòng lab được trang bị thiết bị kiểm nghiệm, xác định kết quả sinh vi, kháng sinh, nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra lại thành phần nhằm đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của các nước NK, đảm bảo tối đa an toàn của sản phẩm tránh được những rủi ro gây thiệt hại về vật chất cũng như uy tín của công ty. Việc được cấp chứng chỉ BRC và các chứng chỉ khác như GMP, HACCP, ISO 9001:2000, SQF 2000, Caseamex khẳng định cam kết của mình với hoạt động quản lý chất lượng và ATVSTP. Đồng thời là tấm gương tiêu biểu cho quá trình vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại, hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu của ngành thủy sản nói riêng và các DN Việt Nam nói chung.
Để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, thì các DN không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, ATVSTP là yếu tố hàng đầu mà các cơ sở chế biến thủy sản phải luôn đạt được. Phải áp dụng các biện pháp kiểm tra ATVSTP chặt chẽ hơn đối với một số thị trường và DN để đảm bảo uy tín. Việc một số DN của ta không tuân thủ theo nguyên tắc đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hình ảnh của con cá tra, con tôm trên thị trường quốc tế, một số DN vì cạnh tranh không lành mạnh, vì lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề an toàn chất lượng thủy sản. Ngoài ra, phải kiểm tra chặt các công đoạn chế biến trong quá trình sản xuất chứ không nên để khi nào bị kiểm tra mới làm ăn nghiêm túc mà phải luôn tự kiểm tra để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định của ngành và khách hàng. Để đạt được chất lượng một cách toàn vẹn ngay từ đầu thì cần nâng cao hiệu quả và chất lượng nguyên liệu, các nhà chăn nuôi phải vận hành việc chăn nuôi theo đúng quy trình nuôi sạch, nguyên nhân gây chất
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxvi SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
lượng nguyên liệu kém là do việc sử dụng nguyên liệu đầu vào tùy tiện, mua hàng trôi nổi, nhất là thuốc thủy sản. Yếu tố môi trường nước chăn nuôi bị ô nhiễm làm cho nguyên liệu kém chất lượng, người chăn nuôi phải cẩn trọng nguồn nước nuôi thủy sản XK. Nguồn con giống bố mẹ thiếu chọn lọc, kém ý thức về ATVSTP cũng làm ảnh hưởng đến nguyên liệu chất lượng kém, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm thấp.
4.3.1.4. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
Với cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động khác có hiệu quả và nhanh chóng hơn nếu được đảm bảo về yếu tố cơ sở vật chất. Do đó, quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty như: kho, mặt bằng kinh doanh, trang bị máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở… Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được những vấn đề cốt lõi này là khả năng tài chính của công ty. Vì thế, bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn công ty. Vấn để tài chính và các mục tiêu, chiến lược tổng quát của công ty gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của công ty đều phải được tính toán cho phù hợp với nguồn tài chính hiện có. Đặc điểm của công ty là phải thường xuyên thực hiện các hợp đồng XK, nên nhu cầu về vốn chủ yếu là ngắn hạn, hầu hết các khoản vay của công ty là các khoản vay ngắn hạn. Nhu cầu vốn vay và tiền mặt còn tùy thuộc rất nhiều vào tính mùa vụ, chu kỳ thu hoạch thủy sản nguyên liệu của nông dân.
Công ty hiện đang sở hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ với số lượng dây chuyền, băng tải chuyển, hệ thống làm lạnh hiện đại và có công suất cao. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững xuyên suốt từ khâu nuôi trồng cho đến quản lý chất lượng sản xuất và cả khâu bán hàng. Hiện tại, công ty đặt lên hàng đầu chương trình kiểm soát vùng nuôi cũng như ao nuôi nhằm mục tiêu xây dựng vùng nuôi an toàn thân thiện với môi trường, không sử dụng kháng sinh và hóa chất bị cấm, thực hành nuôi tốt GAP (Good Aquaculture Practice), đầu tư kinh phí thực hiện quy trình tự xử lý nước cho ao
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxvii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
nuôi và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về môi trường, giữ gìn nước nguồn của dòng sông Mekong để ngành công nghiệp cá da trơn Việt Nam có điều kiện sản xuất không đi ngược lại với quyền lợi của cộng đồng và xã hội.
4.3.2. Các nhân tố bên ngoài công ty ảnh hƣởng đến xuất khẩu 4.3.2.1. Thị trƣờng tiêu thụ
Năm 2009 được xác định là một năm tương đối khó khăn với ngành thủy sản Việt Nam khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, châu Âu đều có khả năng thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc các đồng tiền của các nước cạnh tranh chính trong XK thủy sản với Việt Nam đều giảm giá mạnh trong thời gian qua. Ngành thủy sản XK 1,216 triệu tấn sản phẩm, đạt giá trị 4,252 tỷ USD, giảm nhẹ 1,60% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với năm 2008.
Theo Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP), tình hình XK thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nguyên nhân là do nhiều thị trường (Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập...) sẽ có biện pháp để bảo hộ sản phẩm trong nước. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến một số quốc gia, các nước NK thủy sản chính của Việt Nam bỏ qua cam kết với WTO để áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế NK hàng hóa; sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Mặt hàng tôm có tổng giá trị XK đạt 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008 và chiếm 39,40% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là cá tra tổng XK chỉ đạt 1,34 tỷ USD, giảm 7,60% so với năm 2008, hiện chiếm 31,60% tổng giá trị XK thủy sản của nước ta. Tổng giá trị XK mực và bạch tuộc chỉ đạt 274,3 triệu USD, giảm 13,80%, cá biển đạt 347,5 triệu USD, giảm 16,10% và cá ngừ 180 triệu, giảm 4,10% so với năm 2008. Trong khi đó thủy sản khô có bước tiến nổi bật với tổng giá trị XK đạt 160 triệu, tăng 9,90% so với năm 2008.
Đến năm 2010 thì cuộc khủng hoảng đã đi qua và tình hình tiêu thụ thủy sản trên thế giới cũng như trong nước cũng bắt đầu khả quan. Dự đoán, XK tôm năm 2010 sẽ tiếp tục tăng, nhưng có thể chỉ với tốc độ vừa phải do khó khăn chính là thiếu nguyên liệu trong nước phục vụ cho chế biến XK, mặc dù tôm chân trắng được phát triển nuôi mạnh ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxviii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
Trong sáu tháng đầu năm 2010, KNXK tôm đạt khoảng 1 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt xa kế hoạch 2 tỷ USD trong năm nay. Với tốc độ hiện tại, dự kiến KNXK