Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 48)

Cơ cấu mặt hàng thủy sản XK của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều thay đổi. Giá trị XK các mặt hàng năm 2010 tăng trưởng như sau: mặt hàng tôm có tỷ trọng lớn nhất đạt 2,08 tỷ USD, chiếm 41,3%. Đứng thứ 2 là cá tra với 1,44 tỷ USD, chiếm 28,6%. Tiếp đến là nhuyễn thể đạt 488,8 triệu USD, chiếm 9,7% và cá ngừ đạt 293 triệu USD, chiếm 5,8%. Còn 14,6% là các mặt hàng thủy sản khác như mực, bạch tuộc, nghêu…

Bảng 3 : Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 2008 – 6/2011

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)

Hình 5: Sản lƣợng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 2008 – 6T/2011 Hình 6: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 2008 – 6T/2011 Mặt hàng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2011

Sản lƣợng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lƣợng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lƣợng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lƣợng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Cá tra, basa 644 1.460 614 1.366 645 1.440 320 829 Tôm 192 1.630 210 1.682 240 2.080 102 971 Loại khác 403 1.429 408 1.203 468 1.515 - 803 Tổng cộng 1.239 4.519 1232 4.251 1.353 5.035 - 2.603 829971803 1.460 1.366 1.440 2.080 1.682 1.630 1.429 1.203 1.515 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2011 triệu USD Cá tra, basa Tôm Loại khác 614 320 192 210 240 102 403 408 468 0 645 644 0 100 200 300 400 500 600 700

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2011

Cá tra, basa Tôm Loại khác Nghìn tấn

Năm 2008, ngành thủy sản Việt Nam XK 644 nghìn tấn cá tra, đạt 1,46 tỷ USD. Trong năm này, ngành thủy sản gặp phải 3 khó khăn lớn: giá cá giảm, nguyên liệu đầu vào tăng cao và thiếu vốn hoạt động. Đặc biệt giá cá tra năm này đã giảm do ảnh hưởng của nguyên liệu đầu vào tăng cao, người dân cần vốn mua thức ăn thì lại không được vay dẫn đến tình trạng nhiều người nuôi buộc phải bán cá non, bán đổ bán tháo để chốt lỗ kéo giá cá giảm xuống. Việc thiếu vốn để mua thức ăn dẫn đến tình trạng nhiều ao cá quá lứa bị bỏ đói khiến chất lượng cá không đảm bảo để chế biến XK. Phía DN thiếu nguồn vốn vay ngân hàng để thu mua nguyên liệu cho sản xuất. Việc giải ngân vốn vay cho các DN bị tắc do lãi suất quá cao trong khi người dân cũng cần vốn mua thức ăn bị hạn chế đã gây thiệt hại lớn cho cả người dân lẫn DN.

Năm 2009, XK cá tra sụt giảm còn 614 nghìn tấn, đạt 1,36 tỷ USD, giảm 4,66% về khối lượng và giảm 6,85% về giá trị so với năm 2008 do tác động tiêu cực của thị trường và nhiều nguyên nhân nội tại khác đã làm giảm KNXK.

Năm 2010 là một năm có khá nhiều sự kiện và khó khăn đối với ngành cá tra, cá basa Việt Nam phải chịu tác động như lãi vay ngân hàng, biến động tỷ giá, nguồn cung cấp nguyên liệu bị giảm trong nước… Sản lượng cá tra XK đạt 645 nghìn tấn, trị giá 1,44 tỷ USD, tăng 5,05% về khối lượng và 5,88% về giá trị so với năm 2009, nhưng không hoàn thành kế hoạch đặt ra là 1,5 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do sự liên kết lỏng lẻo giữa trong ngành nuôi và chế biến cá tra XK dẫn tới việc nhiều DN cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá bán, hạ chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các chương trình quảng bá hình ảnh con cá tra đến người tiêu dùng thế giới chưa đủ mạnh dẫn đến họ dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin không chính xác, các biện pháp quản lý nhà nước vẫn còn những bất cập từ khâu quy hoạch nuôi, sản xuất giống đến quản lý chất lượng sản phẩm XK. Mặt khác, các rào cản thị trường và kỹ thuật cho các DN cá tra ngày càng tăng thêm khi phải nỗ lực chống đỡ nhiều sự tấn công từ bên ngoài như Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, hàng rào kỹ thuật từ Ucraina, chiến dịch truyền thông bôi xấu hình ảnh con cá tra trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước, và gần đây là việc WWF tại 6 nước Châu Âu đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ nhằm làm giảm giá trị cá tra, gây tổn thất cho các DN XK.

Đến 6 tháng đầu năm 2011, tổng KNXK thủy sản gần 2,6 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010. Mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, nhưng các thị trường lớn vẫn tăng trưởng vượt bậc như Hoa Kỳ tăng tới 49,6%, Hàn Quốc tăng

33,3%, thị trường EU duy trì sức tiêu thụ khá. Trong các mặt hàng thủy sản thì cá tra là mặt hàng có giá trị XK tăng trưởng mạnh hơn cả, với 319,4 triệu tấn, trị giá 828,6 triệu USD, tăng 4,9% về khối lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Giá XK trung bình cá tra 2,79 USD/kg, tăng so với 2,15 USD/kg của 6 tháng đầu năm 2010. Lần đầu tiên kể từ khi nước ta XK cá tra chặn được đà giảm giá liên tục và thành công trong việc tăng giá XK tại các thị trường chính EU, Mỹ, ASEAN, Mexico. Sự tăng trưởng vượt bậc này chủ yếu nhờ vào yếu tố tăng trưởng sản lượng XK với chiến lược cạnh tranh về giá.

Về tình hình sản xuất trong nước, giá cá tra hiện nay đang xuống thấp và xảy ra tình trạng cục bộ vừa thiếu vừa thừa cá tra nguyên liệu. Thiếu ở các DN quy mô nhỏ, không có vùng nuôi riêng, mua nguyên liệu chỉ đáp ứng được 60% công suất. Hơn nữa, một số thị trường tiêu thụ cá nhỏ nên thiếu cá dưới 0,75 kg/con, mà thừa cá lớn hơn. Đặc biệt, thừa cá ở những hộ nuôi nhỏ lẻ, không có hợp đồng và không đảm bảo kỹ thuật nên chất lượng cá thấp. Giá cá tra trong nước đột biến có lúc đạt mức đỉnh 29.000 đồng/kg, nhưng tới thời điểm này, giá cá tra tụt giảm mạnh, có nơi chỉ còn 24.000 đồng/kg khiến các hộ nuôi gặp nhiều khó khăn. Điều này đã gây tổn hại lớn cho ngành công nghiệp cá tra trong nước, trong khi đó lại làm lợi cho các nước NK. Năm 2008, giá XK trung bình đạt 3,05 USD/kg, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 2,21 USD/kg. Nhìn chung, XK cá tra vẫn tiếp tục đối mặt với các hàng rào kỹ thuật do các nước NK dựng lên như thuế chống bán phá giá, tiêu chuẩn chất lượng… Đặc biệt, Bộ Thương mại Mỹ vừa có quyết định chính thức về việc nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam lên 130% có hiệu lực từ tháng 3/2011. Đây là nỗi lo lớn nhất của nhiều DN XK thủy sản hiện nay vì sản lượng XK cá tra sang thị trường Mỹ sẽ giảm mạnh sau khi quyết định này có hiệu lực.

Tôm:

Mặc dù phải đương đầu với những khó khăn chung, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước XK tôm hàng đầu trên thế giới sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Năm 2009 tổng giá trị XK đạt 1,682 tỷ USD, tăng 3,19% so với năm 2008 và chiếm 39,40% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. XK tôm tăng 94,30% so với năm 2008 và chiếm trên 50% tổng giá trị XK thủy sản sang Trung Quốc. XK tôm sang EU cũng tăng 20,20%, góp phần chủ yếu trong việc đạt mức tăng trưởng nhẹ của mặt hàng này năm 2009. Bên cạnh đó, các thị trường chính là Nhật Bản và Mỹ đều có xu hướng bão hòa về tiêu thụ. Tôm không còn là mặt hàng thịnh hành như nhiều năm trước ở Nhật Bản.

XK tôm có thể tăng trưởng tiếp ở các thị trường EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, chủ yếu là tôm đông lạnh nguyên liệu và tôm sơ chế.

Năm 2010, tôm là mặt hàng chủ lực đem lại con số 5 tỷ USD của thủy sản Việt Nam. Đây là lần đầu tiên XK tôm của Việt Nam vượt con số 2 tỷ USD với 240 nghìn tấn, tăng 14,29% về khối lượng và 23,66% về giá trị so với năm 2009, chiếm 49% tổng KNXK cả nước và chiếm 10% KNXK tôm trên toàn cầu. So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam là nước cung cấp tôm vỏ (nguyên liệu) lớn thứ 5 sang thị trường Pháp, sau Êcuađo, Ấn Độ, Mađagaxca và Thái Lan. Tuy nhiên, khối lượng tôm chế biến sẵn và sản phẩm giá trị gia tăng còn khá hạn chế, chỉ chiếm khoảng trên 21% tổng sản lượng XK tôm sang Pháp (tương đương 11,7 triệu USD), đồng thời, giá cả chưa cạnh tranh so với các nhà XK khác trong khu vực như Thái Lan và Ấn Độ.

Ngoài yếu tố nội tại là sự tham gia của tôm chân trắng với sản lượng tăng 50% so với năm 2009, KNXK chiếm gần 20% tổng giá trị XK tôm, yếu tố quan trọng nhất góp phần gia tăng KNXK tôm so với năm 2009 là giá tôm liên tục tăng cao do sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô đã khiến cho nguồn cung tôm sụt giảm, đẩy giá tôm tăng cao. Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế của các thị trường chính đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tôm, tình trạng bệnh dịch khiến giảm mạnh sản lượng tôm nuôi hoặc sự cố an toàn thực phẩm ở một số nước sản xuất tôm chính ở Châu Á là những yếu tố và cơ hội lớn cho XK tôm trong năm 2010. Mặc dù, xuất khẩu tôm năm 2010 có nhiều thuận lợi hơn so với con cá tra nhưng để đạt KNXK trên 2 tỷ USD, XK tôm Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại, nhất là vào những tháng cuối năm. Trước hết là vấn đề dịch bệnh xảy ra hàng loạt ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… với diện tích hàng chục ngàn hecta, đã làm cho sản lượng tôm nuôi giảm mạnh. Cộng với việc các thương nhân Trung Quốc tăng cường thu mua tôm đem về nước đã làm các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu chế biến. Kế đến là tình trạng tôm bị bơm chích tạp chất, nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sfinh dẫn đến việc một số thị trường NK tăng cường các biện pháp kiểm soát. Đặc biệt, sự kiện con tôm Việt Nam XK vào Nhật Bản bị nhiễm dư lượng Trifluralin, một loại hoá chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ dùng trong xử lý nước ao nuôi tôm, đã làm cho quốc gia này tăng cường kiểm soát lên 100% đối với tôm Việt Nam vào cuối năm. Những khó khăn này đã tạo ra nhiều sức ép lên các DN chế biến vốn đã và đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trên các thị trường XK.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam XK 101.782 tấn tôm các loại, trị giá trên 971 triệu USD, trong đó XK tôm sú đạt 56.115 tấn, trị giá 611,2 triệu USD, tăng 15% về khối lượng và 30,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó, diện tích tôm sản xuất trong nước được tăng lên để đảm bảo tăng sản lượng, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Mặt khác, ngành tôm Việt Nam sẽ phải tiếp tục tập trung vào sản xuất, tăng cường kiểm soát các vấn đề về dư lượng kháng sinh mà nhiều thị trường đang đặt ra như một biện pháp hạn chế. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc, phát triển quy hoạch các vùng nuôi an toàn và cuối cùng là đẩy mạnh truyền thông, tập trung quảng bá, xây dựng thương hiệu cho tôm Việt Nam.

Mực, bạch tuộc, cá ngừ và các loại thủy hải sản khác:

Góp phần vào thắng lợi chung của ngành thủy sản Việt Nam, phải kể đến các mặt hàng thủy sản XK khác nữa như: cá ngừ, mực và bạch tuộc, giáp xác khác. Năm 2010, giá trị XK các sản phẩm này đã đạt hơn 1,5 tỷ USD trong tổng giá trị XK thủy sản, trong đó rất ấn tượng là XK cá ngừ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, gần 50% về khối lượng và hơn 62% về giá trị tính đến hết tháng 11 vừa qua. Những con số về tốc độ tăng trưởng này càng có ý nghĩa khi các DN chế biến thủy sản từ nguyên liệu khai thác “vướng” phải quy định Chứng nhận thủy sản khai thác theo yêu cầu của EC nhằm phòng ngừa và ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU).

Các mặt hàng này chịu tác động đồng thời của sự giảm sức mua chung trên thị trường và phụ thuộc vào sản lượng khai thác không ổn định trong năm. Giá trị XK giảm mạnh đến hai con số đối với cá biển và mực, bạch tuộc. Tiêu thụ tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Italia và Tây Ban Nha năm 2009 đều giảm. Tổng giá trị XK mực và bạch tuộc chỉ đạt 274,3 triệu USD, giảm 13,80%, cá biển đạt 347,5 triệu USD, giảm 16,10% và cá ngừ 180 triệu, giảm 4,10% so với năm 2008. XK thủy sản khô, tổng giá trị XK đạt 160 triệu, tăng 9,90% so với năm 2008. Hiện nay mặt hàng này được XK sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhất vẫn là khu vực châu Á. Hàn Quốc là nhà NK lớn nhất, tăng đến 70,80% về giá trị so với năm 2008, Nhật Bản đứng thứ 2, tăng 51% và các nước ASEAN tăng nhẹ 2,10%. Các nhà NK trên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng XK. Nhiều thị trường khác cũng rất có tiềm năng tiêu thụ như Hồng Kông, Đài Loan và Inđônêxia. Năm 2010, sản lượng hải sản khai thác của cả nước đạt 2.419 nghìn tấn, chiếm 47,1% tổng sản lượng thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng XK của mặt hàng hải sản ngày càng có xu hướng thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng XK thuỷ sản Việt Nam.

4.1.3. Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Cơ cấu thị trường XK thuỷ sản có sự thay đổi rõ nét. Mỹ và Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam, tiếp đó là thị trường EU. Các thị trường châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc có vị trí khá ổn định.

+ Mỹ: là một trong những thị trường NK thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản XK của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng, nhất là tôm đông lạnh, các sản phẩm tươi sống như cá ngừ, cá thu và cua. Cá tra, basa phi lê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Mặc dù các DN sẽ gặp nhiều sóng gió và biến động trên thị trường này, nhưng Mỹ vẫn là thị trường chứa đựng rất nhiều tiềm năng.

+ Nhật Bản: là thị trường đem lại hiệu quả cao cho XK thủy sản của Việt Nam. Các sản phẩm tôm, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng tôm Nobashi. Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đang là vấn đề rất lớn trong việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản.

+ EU: là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm NK, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. XK thuỷ sản sang thị trường EU đã có sự tăng trưởng liên tục và có những biến đổi về chất kể từ năm 2004 đến nay. Việc XK sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

+ Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường NK thuỷ sản trung bình trên thế giới. XK thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu vẫn là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị NK rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các DN vừa và nhỏ. Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ là thị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)