Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 65 - 68)

mặt hàng

Caseamex là một trong những DN có quy mô lớn trong ngành chế biến thủy sản XK của cả nước, tổng công suất hiện tại lên đến 150-200 tấn cá nguyên liệu/ngày. Công ty chuyên XK các sản phẩm từ cá tra (cá tra fillet các loại, cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con cấp đông các loại...) cùng một số sản phẩm từ thủy sản khác như tôm, ếch. Trong đó, doanh thu từ cá tra fillet các loại là mặt hàng chủ lực của công ty chiếm tới 90% doanh thu trung bình hàng năm của công ty. Sản phẩm của công ty được đánh giá đạt chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu tại những thị trường XK khó tính nhất như Mỹ và Châu Âu về tiêu chuẩn ATVSTP và thị hiếu người tiêu dùng các nước.

Bảng 9: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty 2008 - 6/2011

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Caseamex)

Cá tra

Dựa vào bảng số liệu trên, từ năm 2008 - 6/2011 mặt hàng cá tra, basa luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong KNXK của công ty. Năm 2008, XK cá tra đạt 29,5

Mặt hàng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2011

Sản lƣợng (tấn) Doanh thu (1000 USD) Sản lƣợng (tấn) Doanh thu (1000 USD) Sản lƣợng (tấn) Doanh thu (1000 USD) Sản lƣợng (tấn) Doanh thu (1000 USD) Cá tra, basa 11.487 29.563 13.373 33.424 13.224 29.438 6.643 16.561 Tôm 375 3.115 161 1.212 89 519 12 102 Loại khác 63 271 0 0 56 260 39 185 Tổng 11.925 32.949 13.534 34.636 13.369 30.217 6.694 16.848

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxvi SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

triệu USD, chiếm 89,7% tổng KNXK trong năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nhu cầu NK thủy sản của các nước nhưng công ty vẫn đẩy mạnh XK nhờ lượng đơn hàng ổn định và khả năng thanh toán tốt của các bạn hàng.

Đến năm 2009, giá trị XK cá tra đạt 33,4 triệu USD tăng lên 3,86 triệu USD tương đương 13,1% so với năm 2008 là do một số thị trường chủ lực của công ty tại thị trường EU như: Đức, Tây Ban Nha, Pháp… đã dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế nên lượng NK tăng lên. Tuy nhiên, năm 2009, XK thủy sản Việt Nam gặp phải nhiều vụ kiện bán phá giá và một số sự cố về chất lượng tại thị trường Italia và Ai Cập… hình ảnh con cá tra của Việt Nam bị giới truyền thông của một số nước Châu Âu chỉ trích làm giá XK của mặt hàng này giảm 5,05% ở một số nước Châu Âu so với năm 2008. Nhưng nhờ sản lượng thủy sản XK tăng đã làm cho tổng KNXK cuối năm 2009 của công ty tăng lên.

Năm 2010, KNXK của công ty giảm 4 triệu USD, tương đương giảm 12% so với năm 2008. Nguyên nhân sụt giảm là đầu năm toàn ĐBSCL thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng nên công ty không đủ nguyên liệu để chế biến XK, do đó tổng KNXK của công ty đều giảm. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng hai lần từ đầu năm đã làm cho công ty gặp không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu và chi phí.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, XK cá tra của công ty có bước khởi sắc với KNXK đạt 16.5 triệu USD, chiếm 98,9% tổng KNXK nửa năm đầu của công ty, tăng 3.8 triệu USD, tương đương 0,4% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm nay, công ty cần củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, thực hiện chiến lược khuyến mãi, các chính sách ưu đãi về giá khi ký kết, giao dịch với khách hàng… nhằm tăng cao sản lượng và doanh số XK của công ty đạt hiệu quả cao hơn.

Tôm

Mặt hàng XK đứng thứ 2 của công ty là tôm. Cụ thể, năm 2008 giá trị XK tôm đạt 3,1 triệu USD. Đến năm 2009, XK tôm tiếp tục giảm xuống cả sản lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008. Cụ thể công ty đã XK 161 tấn tôm giảm 214 tấn, giá trị XK tôm giảm mạnh còn 1,2 triệu USD, nguyên nhân của sự sụt

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxvii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

giảm này là do tôm XK không phải là thế mạnh của công ty, trong khi nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm nên khả năng cạnh tranh của công ty với đối thủ trong và ngoài nước còn thấp. Vì vậy, công ty chủ động cắt giảm XK tôm, chú trọng vào XK cá tra và basa, chờ thị trường ổn định mới tiếp tục XK. Vì thế trong năm này công ty đã giảm một lượng XK tôm đáng kể.

Năm 2010, giá trị XK tôm tiếp tục giảm chỉ còn 519 nghìn USD. Trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình XK tôm của công ty tiếp tục giảm, chỉ còn XK 12 tấn tôm, đạt 102 nghìn USD, giảm lần lượt 13,48% và 11,65% về sản lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy tôm XK chỉ là mặt hàng thứ yếu của công ty, nhưng cũng là mặt hàng có giá trị kinh tế cao giúp công ty tăng KNXK qua các năm.

Các sản phẩm khác

Ngoài hai sản phẩm chính là tôm và cá tra, basa XK thì công ty còn XK nhiều mặt hàng thủy sản khác như mực, đùi ếch… Tuy nhiên, tỷ trọng XK của các mặt hàng này là không cao, chỉ chiếm từ 0-7%. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng XK thấp, nhưng với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng hơn không chỉ ngoài tôm, cá mà cũng có những sản phẩm khác. Vì vậy đây sẽ là những mặt hàng tiềm năng để công ty phát triển sau này, khi mà mặt hàng tôm, cá tra và basa gặp khó khăn thì những mặt hàng này sẽ là mặt hàng chính để tăng lợi nhuận cho công ty trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy thoái và nguồn nguyên liệu trong nước bị khủng hoảng.

Các mặt hàng khác của công ty như: mực, đùi ếch… chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu XK của công ty. Năm 2008, các mặt hàng khác của công ty XK đạt giá trị 271.140 USD chiếm 0,8% KNXK. Đến năm 2009, công ty không có đơn hàng nào cho các sản phẩm phụ này. Năm 2010, giá trị các sản phẩm này tăng trở lại với 260.000 USD, chiếm 0,9% KNXK của công ty. Nhìn chung, các mặt hàng phụ này không tăng trưởng mạnh do nhiều nguyên nhân như định mức chế biến cao, nguồn nguyên liệu không ổn định… công ty cung cấp cho khách hàng với mục đích là giữ chân khách hàng, công ty chủ động cắt giảm các mặt hàng khác để tận dụng mọi nguồn lực cho việc đầu tư phát triển các mặt hàng chủ lực.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxviii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

Tóm lại: Từ những phân tích trên cho thấy, cá tra, basa là mặt hàng XK chính của công ty, quyết định lợi nhuận công ty và luôn luôn tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị trong giai đoạn 2008-6/2011. Vì vậy công ty cần có những chiến lược hợp lý nhằm nâng cao và giữ vững KNXK mặt hàng này sang các thị trường. Đồng thời cần chú trọng đến XK mặt hàng tôm, vì đây là mặt hàng có giá trị XK cao, sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể nếu công ty có giải pháp hợp lý cho việc XK mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 65 - 68)