Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 82)

Cơ chế quản lý kinh doanh XNK, chính sách hỗ trợ phát triển XNK như tùy vào từng khu vực, hiệp hội mà Việt Nam gia nhập có những chính sách ưu đãi thuế quan, cắt giảm thuế với từng danh mục mặt hàng. Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật thông tin văn bản pháp luật, hành lang pháp lý liên quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK của công ty. Tìm hiểu kỹ về pháp luật của các nước NK, hầu như các DN XK Việt Nam thiếu sót nên xảy ra tình trạng thua kiện trong những năm qua đã làm ảnh hưởng đến tình hình XK. Trong quá trình tiềm kiếm thị trường, công ty nên chủ động tìm hiểu về pháp luật cũng như những quy định của nước NK để tránh vi phạm không đáng có.

4.3.2.5. Các đối thủ cạnh tranh: tiềm năng của ngành chế biến và XK cá tra, basa ở ĐBSCL lớn, tính hấp dẫn của ngành cao, rào cản xâm nhập ngành thấp, có thể dễ dàng tiếp cận với các nhà cung cấp nguyên liệu, huy động vốn dễ dàng, tính khác biệt của sản phẩm XK chưa cao. Đồng thời, Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành, vì thế trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh gia nhập ngành.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Để thành công trên thương trường quốc tế, ngoài việc am hiểu về khách hàng, công ty cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì cùng một loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn, làm cho sản phẩm của công ty mình bị tẩy chay. Mặc khác

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxiii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

phân tích đối thủ cạnh tranh giúp cho DN đưa ra chiến lược giá phù hợp, sản phẩm, dịch vụ cung ứng làm hài lòng khách hàng hơn. Đối thủ cạnh tranh của công ty Caseamex bao gồm các DN, công ty hiện kinh doanh cùng ngành nghề và các DN tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai.

Đối với Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… có điều kiện khí hậu, địa hình thuận lợi giống Việt Nam sẽ trở thành mối nguy hại đối với các DN Việt Nam nói chung và công ty Caseamex nói riêng. Những nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc XK thủy sản nói chung. Các DN của họ bắt đầu quan tâm đến việc nuôi thủy sản để XK. Gần đây, họ đã lên kế hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và XK thủy sản. Mặc dù, hiện tại họ không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ta, nhưng tương lai họ sẽ trở thành một đối thủ tiềm năng đáng lưu ý của các DN Việt Nam. Mặc dù, hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về KNXK tôm sú nhưng sản lượng XK vẫn đứng sau các nước này. Thế mạnh của các DN Việt Nam là XK tôm sú cỡ lớn. Do đó, DN nước ta và cả công ty Caseamex cần có những giải pháp hiệu quả để tăng sản lượng XK.

Thái Lan: là một trong những đối thủ lớn của Caseamex với các mặt hàng thủy sản rất đa dạng, bên cạnh tôm sú thì tôm chân trắng là thế mạnh đứng thứ 2 Châu Á đứng sau Trung Quốc. Thái Lan là nước XK nhiều tôm nhất sang Mỹ với thị phần ngày càng tăng với 188.300 tấn, tương đương 1,2 tỉ USD. Bên cạnh đó là lợi thế XK về giá, tôm của nước này còn được ưu đãi với mức thuế rất thấp khi xuất hàng vào Mỹ. Tuy nhiên do tác động của hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị nội bộ đã dẫn đến suy giảm kinh tế tại Thái Lan nên thương mại thủy sản nước này cũng đang bị ảnh hưởng mạnh. Nhiều công ty trong ngành đã không bắt kịp những thay đổi trong môi trường kinh doanh đã có dấu hiệu không có khả năng thanh toán tài chính do XK giảm, một số khác lại kém khả năng cạnh tranh do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Bên cạnh đó thì các nhà máy thủy sản ở Thái Lan đã mọc lên như nấm do nhu cầu thủy sản mạnh mẽ tại các thị trường thế giới, trong khi Thái Lan cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu do những thay đổi môi trường và vấn đề về chính trị. Mặt khác, do đồng Baht

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxiv SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

tăng trong nhiều tháng qua cũng khiến các nhà XK Thái Lan khó cạnh tranh giá với các đối thủ nước ngoài.

Inđônêxia: là nước XK thủy sản lớn của Châu Á sang các nước như Mỹ, EU, Nhật, …và là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty Caseamex trong việc cung ứng các mặt hàng thủy sản sang Mỹ, EU và Nhật Bản. Hiệp định Hợp tác Kinh tế (EDA) giữa Nhật và Inđônêxia với mức thuế NK bằng 0 (có hiệu lực từ 01/07/2008) đã tạo thuận lợi cho XK tôm Inđônêxia.

Ấn Độ: tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng XK chính của Ấn Độ chiếm gần 44% tổng KNXK thuỷ sản, tuy nhiên do ảnh hưởng tác động của khủng hoảng kinh tế nên XK thủy sản của Ấn Độ trong năm 2009 giảm 60% so với các năm trước. EU vẫn là thị trường NK thủy sản lớn nhất của Ấn Độ với 25% sản lượng và 32,5% giá trị (tính theo đồng Rupi). Đứng thứ 2 là Trung Quốc, Nhật Bản lùi xuống vị trí thứ 3 và đứng thứ 4 là Mỹ. Sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và phát triển thương hiệu các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường NK thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng là thách thức rất lớn cho các DN XK thủy sản Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trong ngành thủy sản hết sức gay gắt do sự lớn mạnh không ngừng của các DN như Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp)… và sự ra đời của nhiều DN mới như An Xuyên (An Giang), Cửu Long (An Giang)… đã dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến, nhiều DN còn giảm giá sản phẩm để giành lấy khách hàng. Hiểu rõ về đối thủ là cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh tranh là yêu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển của công ty Caseamex.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt - Navico

Lĩnh vực kinh doanh chính: chế biến XK cá tra, basa động lạnh. Hiện nay là đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại của công ty. Với thị phần XK cao nhất nước chiếm 25%, công ty đặt mục tiêu tăng KNXK lên 100 triệu USD, tiếp tục giữ vững vị thế

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxv SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

là DN chiếm thị phần và KNXK cao nhất. Navico là một trong những công ty hàng đầu về chế biến và XK cá tra, basa. Với quy mô khoảng 10.000 công nhân, tập trung duy nhất và mặt hàng cá da trơn, sở hữu 60 bè nuôi cá với sản lượng 5.000 tấn/năm, có kho đông lạnh với sức chứa 6.000 tấn (lớn nhất ĐBSCL). Công ty Navico có xu hướng tập trung xâm nhập vào các thị trường dễ tính, mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng công suất chế biến của mình. Hiện nay, mỗi ngày công ty chế biến 600 tấn cá tra, basa các loại với 2 nhà máy chế biến: nhà máy Nam Việt với công suất 200 tấn/ngày và nhà máy Thái Bình Dương góp phần nâng công suất chế biến của công ty thêm 400 tấn/ngày.

Thế mạnh của công ty là nguồn tài chính mạnh, quy mô sản xuất lớn, khả năng ứng biến linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, có thị trường truyền thống dễ tính nên sản lượng XK rất cao và kênh phân phối mạnh. Nguồn nguyên liệu của Navico khá ổn định do được chọn là DN XK cá tra, basa hàng đầu năm 2006.

Các chiến lược công ty Nam Việt áp dụng là: thâm nhập và phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp xuôi về phía trước, kết hợp dọc về phía sau.

Điểm mạnh:

- Khả năng tài chính, vốn đầu tư trên 60 tỷ, vốn cố định khoảng 40 tỷ, vốn lưu động khoảng 28 tỷ.

- Thương hiệu nội địa: mức nhận biết thương hiệu cao.

- Nghiên cứu và phát triển: công ty Nam Việt đang đi đầu trong phát triển sản phẩm mới, công ty hiện có trên 100 sản phẩm chế từ cá tra, basa.

- Kênh phân phối: hệ thống phân phối trong nước rộng khắp 50 tỉnh thành thông qua các đại lý, nhà hàng, khách sạn, siêu thị… Ở nước ngoài, Nam Việt đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài với các nhà phân phối lớn các thị trường Mỹ, EU.

- Quản lý sản xuất và chi phí sản xuất: do Nam Việt có nhiều năm kinh nghiệm nên công ty có cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất hợp lý mang lại năng suất lao động cao, nhờ đó chi phí sản xuất thấp hơn công ty khác.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxvi SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

- Thương hiệu ở các thị trường XK: phần lớn sản phẩm của công ty bán hàng ra nước ngoài đều mang thương hiệu của khách hàng.

- Quản lý chất lượng: tuy hệ thống chất lượng cũng đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001 : 2000, BRC… nhưng hệ thống xử lý chất thải chưa hoàn chỉnh, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Công ty cổ phần thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC)

Công ty CP thủy sản Vĩnh Hoàn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản. Được thành lập năm 1997 từ một công ty nhỏ chuyên chế biến và XK cá tra, basa đông lạnh, với chiến lược phát triển đúng đắn và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã đạt những kết quả hết sức ấn tượng và tạo dựng được thương hiệu uy tín. Năm 2010, Vĩnh Hoàn đứng thứ 2 về KNXK thủy sản (sau công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú) và là công ty XK cá tra lớn nhất tại Việt Nam. Để đáp ứng tiêu chuẩn XK sang các thị trường thế giới, Vĩnh Hoàn đã định vị hướng đi là DN XK cá tra chất lượng hàng đầu. Công ty đã xây dựng mô hình sản xuất khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đạt chứng chỉ AquaGap cho 4 vùng nuôi, Global Gap cho 5 vùng nuôi. Điều này đã tạo điều kiện cho sản phẩm Vĩnh Hoàn dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường, đồng thời giúp giá XK tăng khoảng 10%. Tháng 4/2010, Vĩnh Hoàn được cấp chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình kiểm soát của DOC (USDC) và là DN thủy sản đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ này, đây là điều kiện thuận lợi cho Vĩnh Hoàn mở rộng XK sang thị trường Mỹ.

Vị thế thăng hạng: mặc dù phải cạnh tranh với các DN trong ngành, tuy nhiên với hướng đi riêng hướng đến chất lượng và giá bán, vị thế XK cá tra của Vĩnh Hoàn liên tục được cải thiện. Nếu như năm 2008, Vĩnh Hoàn chỉ đứng thứ 3 trong số DN XK cá tra lớn nhất, với KNXK bằng ½ so với DN đứng đầu là Navico, đến năm 2010 Vĩnh Hoàn đã vượt lên trên Hùng Vương, trở thành DN có KNXK cá tra lớn nhất cả nước. Thị phần hiện nay của Vĩnh Hoàn chiếm gần 9% tổng KNXK cá tra của cả nước (số liệu thống kê năm 2010). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược công ty Vĩnh Hoàn áp dụng: thâm nhập thị trường (đặc biệt là EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp ngược về phía sau.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxvii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

- Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

- Xây dựng kênh phân phối thị trường nội địa cung cấp sản phẩm cho các siêu thị cả nước.

- Có khả năng cạnh tranh về giá (do có kinh nghiệm quản lý tốt, chi phí sản xuất thấp).

Điểm yếu:

- Công suất và thị phần thấp (thị phần công ty chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng thị phần XK cá da trơn Việt Nam).

- Mức độ nhận biết thương hiệu chưa cao, chưa có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng thương hiệu.

4.3.2.6. Sản phẩm thay thế: sức ép từ các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của công ty do mức giá cao nhất bị khống chế và hạn chế về tiềm năng lợi nhuận của công ty do mức giá cao nhất bị khống chế và hạn chế về sản lượng. Do đó, các DN cần không ngừng tìm hiểu để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. Hiện tại, sản phẩm của Caseamex XK chủ yếu là các mặt hàng chế biến từ cá tra, basa. Mặc dù các mặt hàng này được công ty đa dạng hóa, tuy nhiên đối với sản phẩm từ cá tra, basa hiện nay có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm khác như cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi, tôm, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,… là các sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông… Tuy nhiên, ở các thị trường này trong thời gian qua đã hạn chế nhập hàng thủy sản từ Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân, đây là thách thức lớn đối với ngành thủy sản nói chung và công ty Caseamex nói riêng.

Những năm gần đây, các yếu tố có khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như thị trường ngày càng rộng lớn, sức mua tăng, giá tương đối thấp hơn so với cá tra, basa và ít bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn chất lượng và ATVSTP. Điều đó cho thấy vị thế của cá tra, basa hiện nay gặp nhiều khó khăn trước tình hình kinh tế thế giới đang biến động, đây cũng là một bài toán cho việc đa dạng hóa sản phẩm mặt hàng thủy sản là cần thiết.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxviii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

Chƣơng 5

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CASEAMEX PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

5.1. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của công ty Caseamex hiện nay

5.1.1. Thuận lợi

- Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu, tự cung tự cấp trên 80% nhu cầu nên Caseamex không những đảm bảo việc đủ nguyên liệu, duy trì sản xuất ổn định mà còn hưởng lợi từ lợi nhuận của khâu nuôi nguyên liệu trong giai đoạn nguyên liệu tăng giá. Caseamex luôn mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc và cải tiến công nghệ hiện đại với năng suất trên 25.000 tấn sản phẩm/năm.

- Công ty có hệ thống quản lý chất lượng toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như ISO 9001, BRC, IFS, HACCP, HALAL, GMP, SSOP nên tiết kiệm được thời gian, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cao… tăng hiệu quả. Hiện nay, sản phẩm của Caseamex đã có mặt trên 40 thị trường thế giới. Công ty có cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh được bảo trì, bảo dưỡng và cải tiến liên tục nhằm đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra. Do tỷ giá USD năm 2010 được điều chỉnh tăng nên Caseamex XK với doanh thu USD được hưởng lợi. Công ty đã thực hiện việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn, giảm gánh nặng nợ vay, không chịu áp lực về lãi suất.

- Về mặt địa lý: công ty nằm tại KCN Trà Nóc, phía sau giáp sông Hậu, phía trước la trục đường chính của KCN, cách sân bay Trà Nóc 2km và cảng Cần Thơ 4km đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Ngoài ra, đây cũng là vị trí trung tâm vùng nguyên liệu của ĐBSCL.

- Về cơ sở hạ tầng: công ty đã xây dựng một hệ thống bến nhập nguyên liệu và đường nội bộ rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Các dây chuyền thiết bị được đổi mới, thay thế với công suất và công nghệ cao.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxix SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

- Về chính sách pháp luật: ngày càng thông thoáng, tạo điểu kiện thuận cho công ty làm thủ tục dễ dàng, nhanh chóng. Công ty luôn được sự quan tâm Bộ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 82)