Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 25)

3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty đã thành lập hơn 4 năm, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm trong kinh doanh và quản lý điều hành đều là những người có trình độ cao, có khả năng tiếp thu và thực hiện các công việc nhanh chóng, đảm bảo hoạt động của công ty luôn trôi trải trên tinh thần xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ theo sơ đồ trực tuyến sau:

Tổng giám đốc Công ty TNHH CAFISH (công ty con) Phòng cơ điện lạnh Ban quản đốc phân xưởng CTCP Thủy Sản Đông Nam (công ty liên kết) Phòng kinh doanh XNK Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phó tổng giám đốc Phòng cung ứng Phòng kỹ thuật vi sinh Hội đồng Quản trị Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

Hình 1: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CASEAMEX

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex)

Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty có các quyền hạn sau: bổ sung sửa đổi điều lệ, định hướng phát triển công ty, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, HĐQT và kiểm toán viên; Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát; bổ nhiệm Tổng giám đốc; Quyết định số lượng thành viên của HĐQT và các quy định khác được quy định tại điều lệ của công ty.

Hội đồng quản trị: là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty. Trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ không được ủy quyền, HĐQT của công ty Caseamex gồm 5 thành viên.

Chủ tịch Hội đồng quản trị: có các quyền và nhiệm vụ: lập kế hoạch hoạt động của HĐQT; Triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; Chủ tọa họp ĐHĐCĐ; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định.

Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng giám đốc.

Ban giám đốc công ty: phụ trách các công việc khác nhau và định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo công việc của các bộ phận chức năng. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty, cơ cấu nhân sự, ổn định tổ chức, giải quyết các xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của công ty. Tổ chức sắp xếp việc sản xuất và xuất hàng theo các đơn hàng đã ký kết với khách hàng. Ban giám đốc là cơ quan đầu não điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước.

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức phân công lao động một cách hợp lý, thực hiện các chế độ chính sách kịp thời đối với các bộ công nhân viên. Thực hiện quản lý về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ quy định của Nhà nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của công ty, tích cực tham gia các phong trào của liên đoàn lao động khu chế xuất và của thành phố.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác nguồn hàng. Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng để từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng đó. Thực hiện các hoạt động về XNK các loại sản phẩm của công ty và quản lý hồ sơ XNK của công ty, tiến hành xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường mới.

Phòng kế toán tài vụ: Phân tích hoạt động tài chính, báo cáo KNXK cho công ty, Bộ thương mại, cơ quan thuế. Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các thông tin tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành giúp cho Ban giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của cán bộ công nhân viên.

Phòng kỹ thuật vi sinh: kiểm tra vệ sinh nhà xưởng, vật tư máy móc, thiết bị của công ty, quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh, kiểm tra vi sinh nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất hàng hóa đúng quy định về chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu phân tích những nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với thị trường. Kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi NK và đưa ra thị trường XK.

Phòng cung ứng: xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát tình hình nguyên liệu về mùa vụ, sản lượng, giá… Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của công ty. Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của công ty.

Phòng cơ điện lạnh: tổ chức quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản của công ty.

Ban quản đốc phân xƣởng: quản đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi, kiểm tra báo cáo đầy đủ với Ban giám đốc tình hình sản xuất của công ty, kịp thời giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất.

Nhìn chung, công ty có cơ cấu tổ chức khá đơn giản. Giám đốc có thể trực tiếp kiểm tra trong toàn công ty một cách thuận tiện, các phó giám đốc cũng như các trưởng phòng có thể báo cáo kết quả trực tiếp đến Ban lãnh đạo công ty. Vì

thế, việc xử lý các vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, công ty chưa xây dựng bảng mô tả công việc cho tất cả các nhân viên nên việc phân công công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho mọi người cũng chưa rõ ràng. Có một số nhân viên đảm nhận nhiều việc khác nhau, do đó mức độ chuyên môn hóa trong công việc chưa cao. Một công việc mà có nhiều bộ phận trong công ty thực hiện cùng một lúc dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không bên nào chịu thực hiện làm chậm tiến độ của toàn công ty.

3.4.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

Công ty Caseamex chuyên sản xuất, gia công và XK các mặt hàng thủy sản ở dạng cơ chế với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản được tổ chức được thực hiện như sau:

Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CASEAMEX

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex)

Bộ phận sản xuất chính: đây là bộ phận tạo ra lợi nhuận cao nhất trong toàn công ty.

Phân xưởng chế biến có nhiệm vụ chế biến thủy sản tươi thành sản phẩm đông lạnh phục vụ cho sản xuất. Đây là phân xưởng lớn nhất của công ty.

Cơ cấu sản xuất

Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phục vụ Hệ thống kho chứa Phân xưởng nước đá Phân xưởng cơ điện Phân xưởng chế biến Đội bảo vệ sữa chữa

Bộ phận sản xuất phụ trợ:

Phân xưởng cơ điện: đảm nhận lắp đặt, quản lý và vận hành các loại máy móc, thiết bị cấp đông, bảo quản sản phẩm sau khi đông lạnh. Chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất.

Phân xưởng nước đá: có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phân xưởng chế biến của công ty.

Bộ phận sản xuất phục vụ: có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng như: sửa chữa máy móc thiết bị và hệ thống kho chứa hàng hoặc nguyên liệu sau khi mua về nhằm bảo đảm cung ứng cho tiêu thụ, sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xây dựng một cơ cấu sản xuất hợp lý là một tiền đề hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, DN cần xem xét tính toán mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận sau cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

3.5. Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của công ty 3.5.1. Quy trình thu mua nguyên liệu của công ty 3.5.1. Quy trình thu mua nguyên liệu của công ty

Công ty có phòng thu mua nguyên liệu phụ trách liên hệ và lập các hợp đồng thu mua với các nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty. Bên cạnh đó, Caseamex cũng có xí nghiệp nuôi đảm nhận chức năng tổ chức thực hiện nuôi cá cung cấp nguyên liệu cho công ty. Dưa trên số lượng sản phẩm của những đơn hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, các bộ phận này có nhiệm vụ lên kế hoạch thu mua, lập danh sách các nhà cung cấp và lượng nguyên liệu tự khai thác. Bộ phận này kết hợp với phòng quản lý chất lượng (QC – Quality Control) sẽ thu thập, lấy mẫu kiểm nghiệm cá nguyên liệu để đánh giá các tiêu chuẩn như màu sắc thịt cá, dư lượng vi sinh, kháng sinh.

Toàn bộ quá trình thu mua cá nguyên liệu đến lúc ký kết hợp đồng thu mua đều được kiểm tra, đánh giá rất cẩn trọng của bộ phận QC để đảm bảo nguyên liệu khi đưa vào sản xuất chế biến luôn đạt tiêu chuẩn về quy định an toàn thực phẩm. Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng sẽ được trả lại nuôi theo quy định của các hợp đồng bao tiêu được thỏa thuận.

Cá nguyên liệu: cá tra là nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất của công ty. Đây là những loại cá nước ngọt có các đặc tính nổi bật là dễ nuôi, ít bệnh, sinh sản nhiều, thích hợp với điều kiện môi trường vùng nước tại khu vực ĐBSCL. Là đặc sản của sông Mêkông, cá tra (tên khoa học là Pangasius

Hypophthemus) là loại cá da trơn. Loại cá này thường sống ở vùng hạ lưu sông, có giá trị XK cao, được nhiều thị trường tiêu thụ vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loại cá da trơn khác.

- Hình thức nuôi: nuôi thâm canh, bán thâm canh với các mô hình nuôi bè, nuôi trong ao hầm. Ngoài ra, trong các năm gần đây đã phát triển nuôi cồn và đăng quần cũng cho hiệu quả cao.

- Hình thức khai thác: lưới, đăng, vó.

- Mùa sinh sản: cá tra sinh sản từ tháng 2 đến tháng 10.

- Mùa thu hoạch: cá tra thu hoạch sau khoảng 3 tháng nuôi thả. - Kích thước thu hoạch: 30-40cm, lớn nhất 90cm.

Cá giống: Caseamex hiện đang triển khai một số dự án nuôi cá nguyên liệu, vì vậy cá giống là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi. Quy trình nuôi cá giống được phân thành nhiều giai đoạn như sau:

(2 tuần) (3-4 tuần)

Trứng cá Cá hương Cá giống

Hiện tại, công ty đang triển khai nuôi cá hương (cá lớn được 2 tuần). Đây là giai đoạn cá vừa đủ lớn, dễ nuôi thả. Trong gian đoạn nuôi cá giống, công ty kiểm soát rất chặt chẽ về thức ăn, quy trình nuôi theo tiêu chuẩn của thị trường các nước nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn nguyên liệu một cách tốt nhất.

Từ nguồn nguyên liệu tươi sống, công ty tiến hành xử lý và sơ chế ngay nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn, giám sát việc nuôi thả, đồng thời kiểm tra nghiêm ngặt nguồn thức ăn đảm bảo những sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, công ty đã thành lập trung tâm dịch vụ thú y thủy sản nhằm hỗ trợ cho các nhà cung cấp nguyên liệu trong việc nuôi, chăm sóc và chữa bệnh đúng cách, hiệu quả, ít tốn kém và không dùng phải các loại thuốc có chứa hoạt chất, hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng.

3.5.2. Quy trình chế biến sản phẩm

Hiện tại công ty Caseamex đang thực hiện chứng nhận theo quy trình khép kín từ trại nuôi cho đến chế biến và XK, tùy theo yêu cầu của từng thị trường và diện tích vùng nuôi mà công ty phấn đấu đạt nhiều chứng chỉ khác nhau.

Cắt hầu/rửa lần 1 Phi lê Rửa lần 2

Kiểm tra ký sinh trùng

Cân, xếp khuôn Phân loai, phân cỡ

Chờ đông Cấp đông Block Tách khuôn Cấp đông IQF Rửa lần 3 Vanh chỉnh hình Lạng da Ngâm phụ gia Đóng thùng/ghi nhãn Cân, vô túi PE

Vô túi PE Tiếp nhận nguyên liệu

Hình 3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠNH

(Nguồn: Phòng kỹ thuật của công ty Caseamex)

Thuyết minh quy trình

Tiếp nhận nguyên liệu: nguyên liệu cá sống được vận chuyển từ vùng nuôi đến nhà máy bằng ghe chuyên dụng. Có bộ phận kiểm tra chất lượng bằng cảm quan trước khi nguyên liệu được cho vào quy trình chế biến.

Các loại cá nước ngọt: cá tra, basa, lóc bông, rô phi được thu mua từ vùng nuôi, vận chuyển bằng ghe đục. Công ty chỉ nhận nguyên liệu đạt yêu cầu của xí nghiệp: nguyên liệu có trọng lượng tùy theo yêu cầu của từng lô hàng, cá sống hoặc tươi, không khuyết tật, không xay xát, không bệnh và có giấy cam kết của người nuôi về việc sử dụng thuốc kháng sinh theo quy định (loại hóa chất, kháng sinh không nằm trong danh mục cấm và ngưng sử dụng 4 tuần trước khi thu hoạch), kết quả kiểm các chỉ tiêu: Chloramphenicol, Nitrofuran (AOZ, AMOZ) là không phát hiện (LOD = 0,2 ppb), kết quả Malachite green, Leucomalachite green là không phát hiện (LOD = 0.5 ppb), Enprofloxacin, Ciprofloxacin tại nhà máy là không phát hiện (LOD = 5 ppb) (đối với nguyên liệu sản xuất cho thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)

Cắt hầu/rửa lần 1: nguyên liệu cá sau khi tiếp nhận xong được cắt tiết và chuyển qua máy rửa 1. Sau đó nguyên liệu chuyển qua băng tải fillet (thành phẩm là fillet, cắt topsol, cắt portion, cắt strip).

Phi lê: công nhân sẽ phi lê cá trên thớt nhựa đặt trên băng tải bằng dao inox chuyên dụng để loại bỏ xương trên miếng fillet, cho miếng cá fillet vào rổ được chạy sang máy rửa.

Bảo quản Xuất hàng Xuất hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rửa lần 2: các miếng fillet được cho vào máy rửa, nhiệt độ nước rửa <20o

C, rửa sạch máu, nhớt và tạp chất còn dính trên miếng fillet. Thời gian rửa 1-2 phút, cho cá fillet vào rổ vào rổ và chuyển sang máy lạng da.

Lạng da: công nhân tiếp tục đưa miếng cá phi lê vào trong máy lạng da để loại bỏ phần da trên miếng phi lê. Sau đó chuyển sang công đoạn cân và tải đến băng tải sửa cá.

Vanh chỉnh hình: mục đích chính của công đoạn này là loại bỏ mỡ, da, xương, thịt đỏ còn sót lại trên miếng cá phi lê, cho rổ cá chuyển đến công đoạn kiểm tra ở cuối mỗi băng tải.

Kiểm tra ký sinh trùng: ký sinh trùng được kiểm tra trên bàn kiểm bởi nhân viên kỹ thuật. Miếng cá phi lê có chứa ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ ra khỏi quy trình. Để từng miếng cá lên bàn soi, dùng mắt và tay kiểm tra từng miếng fillet để phát hiện ký sinh trùng, xương, thịt đỏ còn sót lại. Chỉ chấp nhận miếng fillet còn nguyên vẹn, không có vết bầm hay chấm đỏ, thịt săn chắc.

Phân loại, phân size: cá tra phi lê được phân ra làm 3 loại: loại 1, 2, 3 dựa theo màu sắc và cỡ được phân ra dựa theo gram/miếng hoặc oz/miếng tùy theo thị trường, khách hàng. Các miếng fillet được phân thành các cỡ sau: 60-120, 120-170, 170-220, 220 – up grs/miếng hoặc các size: 2-3, 3-4, 4-6, 6-8, 8-10, 10-up oz/miếng hoặc 2-3, 3-5, 5-7, 7-9, 9-11, 11-up oz/miếng.

Rửa lần 3: sau khi kiểm tra soi ký sinh trùng xong, miếng cá phi lê sẽ được cho vào rổ và chuyển qua máy rửa, nhiệt độ nước rửa < 10o

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 25)