tiềm năng lợi nhuận của công ty do mức giá cao nhất bị khống chế và hạn chế về sản lượng. Do đó, các DN cần không ngừng tìm hiểu để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. Hiện tại, sản phẩm của Caseamex XK chủ yếu là các mặt hàng chế biến từ cá tra, basa. Mặc dù các mặt hàng này được công ty đa dạng hóa, tuy nhiên đối với sản phẩm từ cá tra, basa hiện nay có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm khác như cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi, tôm, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,… là các sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông… Tuy nhiên, ở các thị trường này trong thời gian qua đã hạn chế nhập hàng thủy sản từ Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân, đây là thách thức lớn đối với ngành thủy sản nói chung và công ty Caseamex nói riêng.
Những năm gần đây, các yếu tố có khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như thị trường ngày càng rộng lớn, sức mua tăng, giá tương đối thấp hơn so với cá tra, basa và ít bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn chất lượng và ATVSTP. Điều đó cho thấy vị thế của cá tra, basa hiện nay gặp nhiều khó khăn trước tình hình kinh tế thế giới đang biến động, đây cũng là một bài toán cho việc đa dạng hóa sản phẩm mặt hàng thủy sản là cần thiết.
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxviii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
Chƣơng 5
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CASEAMEX PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
5.1. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của công ty Caseamex hiện nay
5.1.1. Thuận lợi
- Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu, tự cung tự cấp trên 80% nhu cầu nên Caseamex không những đảm bảo việc đủ nguyên liệu, duy trì sản xuất ổn định mà còn hưởng lợi từ lợi nhuận của khâu nuôi nguyên liệu trong giai đoạn nguyên liệu tăng giá. Caseamex luôn mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc và cải tiến công nghệ hiện đại với năng suất trên 25.000 tấn sản phẩm/năm.
- Công ty có hệ thống quản lý chất lượng toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như ISO 9001, BRC, IFS, HACCP, HALAL, GMP, SSOP nên tiết kiệm được thời gian, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cao… tăng hiệu quả. Hiện nay, sản phẩm của Caseamex đã có mặt trên 40 thị trường thế giới. Công ty có cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh được bảo trì, bảo dưỡng và cải tiến liên tục nhằm đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra. Do tỷ giá USD năm 2010 được điều chỉnh tăng nên Caseamex XK với doanh thu USD được hưởng lợi. Công ty đã thực hiện việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn, giảm gánh nặng nợ vay, không chịu áp lực về lãi suất.
- Về mặt địa lý: công ty nằm tại KCN Trà Nóc, phía sau giáp sông Hậu, phía trước la trục đường chính của KCN, cách sân bay Trà Nóc 2km và cảng Cần Thơ 4km đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Ngoài ra, đây cũng là vị trí trung tâm vùng nguyên liệu của ĐBSCL.
- Về cơ sở hạ tầng: công ty đã xây dựng một hệ thống bến nhập nguyên liệu và đường nội bộ rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Các dây chuyền thiết bị được đổi mới, thay thế với công suất và công nghệ cao.
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxix SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
- Về chính sách pháp luật: ngày càng thông thoáng, tạo điểu kiện thuận cho công ty làm thủ tục dễ dàng, nhanh chóng. Công ty luôn được sự quan tâm Bộ ngành có liên quan.
5.1.2. Khó khăn
- Về nguyên liệu đầu vào: việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn còn mang tính thời vụ nên tình hình nguyên liệu không ổn định, chi phí nuôi cá tăng do thức ăn và các chi phí nuôi tăng làm người nuôi cá lỗ và bỏ nuôi hàng loạt. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao nên có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các DN chế biến thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng XK của công ty được thu mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… nên gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến thủy sản như Cafatex, Bình An, Nam Việt… đa số đều XK những mặt hàng đông lạnh giống nhau đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm số lượng và giá cả nguyên liệu thường xuyên bị biến động, không được ổn định. Cùng với giá lương thực thế giới tăng cao làm giá nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi cũng tăng giá liên tục.
- Về thị trường: sự cạnh tranh giữa các công ty diễn ra gay gắt như giảm giá, khuyến mãi… làm cho khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do đội ngũ cán bộ marketing chưa thật sự am hiểu thị trường nước ngoài nên việc thâm nhập vào những thị trường lớn còn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay công ty chưa có thị trường tiêu thụ nội địa.
- Về điều kiện giao thông: địa thế công ty đặt tại trung tâm ĐBSCL nhưng phương tiện vận chuyển của công ty còn thiếu nên công ty phải thường xuyên đi thuê ngoài. Mặt dù, công ty có kho cấp đông và kho bảo quản sản phẩm nhưng khi vào mùa vụ hoặc có lượng đặt hàng lớn thì công ty phải đi thuê ngoài các kho bảo quản dẫn đến chi phí tăng.
- Về phương tiện cất trữ và chuyên chở: do đặt trưng của ngành nên đòi hỏi kho bãi và phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Nhưng cùng một lúc, sự khó
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xc SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
khăn về vốn, phương tiện vận chuyển và kho bảo quản của công ty còn thiếu nên thường xuyên phải thuê ngoài dẫn đến chi phí thường lên cao.
- Về vốn: công ty thiếu vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới… Phần lớn nguồn vốn lưu động của công ty là vốn vay ngân hàng nên phải chịu chi phí lãi vay lớn, do không còn gói hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ nên lãi suất tăng.
- Hiện nay các sản phẩm của công ty vẫn còn XK thông qua các nhà NK trung gian và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, do đó không quảng bá rộng rãi được sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty tại các thị trường NK. Bên cạnh đó, công ty chưa thể nắm kịp thời sự thay đổi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm nên thiếu chủ động trong sản xuất. Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản còn yếu, trong khi các yêu cầu về chất lượng và ATVSTP của nước NK thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn.
5.1.3. Cơ hội
- Nhu cầu thủy sản là nhu cầu thiết yếu và ngày càng gia tăng trên thế giới. Thủy sản đánh bắt ngày càng khan hiếm, do vậy thủy sản nuôi trồng sẽ là nguồn cung chủ lực của thế giới. Việt Nam có lợi thế so sánh về phát triển thủy sản so với các nước khác trên thế giới nhờ thiên nhiên ưu đãi, nguồn nhân lực dồi dào. Đặc biệt, cá tra lại là sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh tuyệt đối. Do đó, công ty Caseamex có được nhiều cơ hội kinh doanh XK các mặt hàng thủy sản. Caseamex là nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy với thương hiệu đã có chỗ đứng vững trên thị trường. Thị trường của Caseamex là thị trường ổn định với những khách hàng gắn bó trung thành với công ty.
- Cá tra là loại cá ngon, thị trắng, giá cạnh tranh so với các loại cá thịt trắng khác và sản lượng ổn định so với các loại cá đánh bắt. Nhu cầu và thị trường cho loại cá này trên thế giới lá rất lớn. Ngoài ra, tiềm năng khai thác thêm các mặt hàng giá trị gia tăng khác từ con cá này cũng như phụ phẩm của nó rất khả thi và hứa hẹn lợi nhuận cao.
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xci SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
- Caseamex là nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy với thương hiệu đã có chỗ đứng vững trên thị trường. Thị trường Caseamex là thị trường ổn định với những khách hàng gắn bó trung thành với công ty.
- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- “Bản tin hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam” được Vietnam Business Forum thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cung cấp miễn phí tới các DN hoạt động XK nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, gia tăng XK… đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin chọn lọc phù hợp với các nhu cầu thực tế của DN XK trong việc tiếp cận thị trường, đây là cơ hội để Caseamex phát triển thị trường.
5.1.4. Thách thức:
- Thị trường của ngành chế biến cá tra nói chung đang bị thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, giá bán giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường dẫn đến bán phá giá.
- Cá tra gặp một số rào cản tại thị trường thế giới như việc WWF đưa cá tra vào danh sách đỏ, rủi ro của thuế chống phá giá dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng và KNXK của công ty. Sự thiếu hụt lao động luôn là vấn đề nan giải với ngành thủy sản. Công ty luôn dành nhiều thời gian xây dựng chính sách cải thiện đời sống người lao động và các chế độ khuyến khích, thu hút lao động nhằm giữ chân công nhân.
- Công ty Caseamex chỉ XK dưới dạng nguyên liệu thô và sơ chế nên giá trị chưa cao, mất cân đối cung cầu nguyên liệu, cạnh tranh không lành mạnh, dễ vấp phải rào cản thương mại của các nước NK, sự hiểu biết về luật pháp quốc tế chưa sâu, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, chịu tác động bởi chính sách bảo hộ thị trường nội địa của các nước NK thủy sản, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của công ty.
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xcii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
5.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex phát triển bền vững Caseamex phát triển bền vững
5.2.1. Phát triển nguồn nhân lực: công ty cần củng cố bộ phận nhân sự đủ mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, phát triển nguồn lực, phát huy khả năng sáng tạo nhân viên.
Nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ công nhân viên vì môi trường XK vô cùng phức tạp vì nó liên quan rất nhiều đến luật pháp quốc tế, tìm hiểu quy định pháp lý, rào cản thương mại đến thị trường XK về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối… Vì thế, công ty cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ ngoại thương cho nhân viên để giúp công ty có những phản ứng kịp thời trước sự biến động của thị trường thế giới nhằm hạn chế tranh chấp thương mại, qua đó nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của công ty, đồng thời nâng cao kỹ năng thương thuyết tốt hơn trong việc tìm kiếm đối tác mới cũng như đàm phán hợp đồng XK, thỏa thuận về giá cả, điều kiện giao hàng… với các đối tác nước ngoài của công ty.
Nâng cao trình độ nhân viên kiểm nghiệm, tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động sản xuất của công ty ở từng khâu, đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh, chất xử lý môi trường. Bên cạnh đó, nhân viên kiểm nghiệm phải thường xuyên cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường bị cấm hoặc hạn chế sử dụng để luôn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao.
5.2.2. Thâm nhập và phát triển thị trƣờng xuất khẩu
Công ty cần mở rộng kênh phân phối, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường thế giới, từ đó đánh giá thực trạng thị trường XK giúp công ty lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường thế giới.
Đối với thị trường nội địa, tổ chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại, phát triển và giới thiệu các món ăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loại thủy sản bản địa. Điều
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xciii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
quan trọng là các đơn vị tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các chương trình đảm bảo ATVSTP thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.
Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối thủy sản XK, liên kết chặt chẽ với các nhà NK, phân phối lớn ở các thị trường mục tiêu, thành lập một số văn phòng đại diện tại các thị trường XK thủy sản quan trọng như EU, Mỹ, Nhật Bản… nhằm hạn chế rủi ro phát sinh, nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nhân viên các văn phòng đại diện tại nước XK để triển khai các chiến lược marketing thích hợp đạt hiểu quả, tận dụng kênh phân phối qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ sẵn có của một số công ty lớn, ứng dụng thương mại điện tử trong XK thủy sản là cách ngắn nhất, hữu hiệu và tiết kiệm khi tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách công ty tham gia chương trình xúc tiến XK thủy sản cấp quốc gia thông qua nhiều hoạt động như: tổ chức ngày hội ẩm thực giới thiệu thủy sản Việt Nam đến các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Úc, Hàn Quốc… tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế Boston (Mỹ), hội chợ thủy sản Trung Quốc, Châu Âu (Brussel), hội chợ công nghệ thủy sản (Nhật Bản), hội chợ thực phẩm Chicaga (Mỹ)… Bên cạnh đó, công ty có thể tham gia chuyến khảo sát nghiên cứu những thị trường mới nổi trực tiếp nhằm thu thập thông tin, tiếp cận xu hướng tiêu dùng của thị trường XK, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường…
5.2.3. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và thƣơng hiệu
Công ty cần nâng cao chất lượng các mặt hàng thủy sản XK, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và ATVSTP để hạn chế sự đe doạ của thị trường ngày càng cạnh trang gay gắt, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Bộ thủy sản về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo ATVSTP cho sản phẩm, tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn nữa suốt quy trình thu mua, chế biến, sản xuất và XK nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng cao nhất cho sản phẩm. Cập nhật và đáp ứng kịp thời các thông tin thị trường XK về các tiêu chuẩn, quy định mới. Đồng thời, ứng dụng khoa học công
GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh xciv SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết
nghệ vào quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu mã đến việc chế biến, sản xuất thành phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu như BRC, IFS, HACCP, ISO… Từ đó, công ty sẽ cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao, ATVSTP, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của các thị trường XK.
Với những thuận lợi mà công ty có được như nguồn nguyên liệu tương đối