Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex gia

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 40)

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2008-6/2011

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2009 so với 2008 2010 so với 2009 6 tháng đầu năm 2011 so với 2010 2010 2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 561.435 615.318 634.633 261.244 345.866 53.883 9,60 19.315 3,14 84.622 32,39 Các khoản giảm trừ 2.321 2.893 5.360 2.549 2.610 572 24,64 2.467 85,27 61 2,39 Doanh thu thuần 559.114 612.425 629.273 258.695 343.256 53.311 9,53 16.848 2,75 84.561 32,69

Giá vốn hàng bán 478.595 553.446 522.303 219.821 280.566 74.851 15,64 (31.143) (5,63) 60.745 27,63 Lợi nhuận gộp 80.519 58.979 106.970 38.874 72.647 (21.540) (26,75) 47.991 81,37 23.816 61,26

Doanh thu hoạt động tài chính 17.346 35.127 15.655 10.434 7.626 17.781 102,51 (19.472) (55,43) (3.335) (31,96) Chi phí tài chính 46.871 30.010 41.429 17.275 21.071 (16.861) (35,97) 11.419 38,05 1.455 8,42 Chi phí bán hàng 33.486 32.933 55.730 20.903 29.948 (553) (1,65) 22.797 69,22 5.225 25 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.769 10.411 10.012 1.750 8.453 7.642 275,98 (399) (3,83) 5.095 291,14 Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh 14.739 20.752 15.455 9.380 20.801 6.013 40,80 (5,297) (25,53) 8.706 92,81 Thu nhập khác 928 5.358 182 114 37 4.430 477,37 (5.176) (96,60) (77) (67,54)

Chi phí khác 557 - 450 450 37 - - - - (413) (91,78)

Lợi nhuận khác 371 5.358 (268) (336) - 4.987 1344,20 (5.626) (105) - -

Tổng lợi nhuận trước thuế 15.110 26.110 15.187 9.045 20.801 11.000 72,80 (10.923) (41.83) 9.041 99,96 Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 1.948 2.896 1.139 679 1.560 948 48,67 (1.757) (60,67) 678 99,85 Lợi nhuận sau thuế 13.162 23.214 14.048 8.366 19.241 10.052 76,37 (9.166) (39,48) 8.363 99,96

Thông qua bảng số liệu trên, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty biến động qua các năm là do tình hình kinh tế cùng với những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng.

Năm 2008 doanh thu bán hàng chỉ đạt 561,4 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty gặp rất nhiều khó khăn vì bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sản lượng XK giảm nên kéo theo sự sụt giảm doanh thu.

Nếu như trong năm 2007 chi phí bán hàng của công ty khoảng 10,3 tỷ đồng thì đến năm 2008 chi phí bán hàng lên đến 33,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần. Nguyên nhân tăng cao của chi phí bán hàng là do sự tăng lên của chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, quảng cáo sản phẩm từ hoạt động mở rộng XK sang thị trường mới. Trong khi đó, quy mô hoạt động mở rộng, đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của từng thời điểm từ việc phát sinh nhiều hợp đồng thu mua lớn, khoản chi phí trả trước cho khách hàng cung ứng càng nhiều, do đó công ty phải vay ngân hàng và gánh chịu chi phí lãi vay cao dẫn đến chi phí tài chính quá lớn chiếm 46,8 tỷ đồng. Sở dĩ như vậy là do công ty chưa xử lý công nợ cũ còn tồn động, công ty bị chiếm dụng vốn kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh nên công ty phải vay ngân hàng một khoản vốn lớn để đảm bảo cung cấp vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Sự gia tăng cao của chi phí bán hàng và chi phí tài chính đã làm tăng giá vốn hàng bán của công ty 478,6 tỷ đồng, điều này đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty còn 13,162 tỷ đồng. Khi tình hình thị trường bất ổn chiến lược của công ty cũng có nhiều thay đổi, công ty cắt giảm các khoản chiết khấu bán hàng nên các khoản giảm trừ doanh thu giảm. Chiết khấu chỉ ưu tiên áp dụng cho các hợp đồng lớn và khách hàng có thiện chí hợp tác lâu dài với công ty. Đồng thời hàng hóa ngày càng đạt yêu cầu nên các khoản giảm trừ doanh thu năm này giảm đáng kể, làm cho lợi nhuận gộp đạt 80,6 tỷ đồng.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh ở năm 2008 đạt hiệu quả thấp, một phần do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm sản lượng XK, một phần do sự tăng cao của các chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí tài chính.

Năm 2009 công ty kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm trước. Cụ thể là doanh thu bán hàng đạt 615,3 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận gộp của công ty lại giảm 21,5 tỷ đồng xuống còn 58,9 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ sụt giảm 26,75% trong khi các khoản giảm trừ doanh thu tăng 572 triệu đồng là do công ty liên tục phải hứng chịu những đòn đánh từ bên ngoài như thuế chống

bán phá giá ở thị trường Mỹ, chiến dịch tung tin trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước nhằm bôi nhọ hình ảnh con cá tra Việt Nam. Thêm vào đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7,6 tỷ đồng tăng xấp xỉ 4 lần so với năm trước đã làm cho tốc độ tăng của giá vốn hàng bán 15,64% so với năm trước lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân khách quan làm tăng giá vốn hàng bán là do diễn biến của thị trường nguyên liệu, thời tiết năm này không thuận lợi nên nguồn nguyên liệu đánh bắt ít, hiệu quả nuôi thủy sản không đạt về chất lượng và sản lượng dẫn đến giá thủy sản nguyên liệu bất ổn và tăng nhanh. Đồng thời, giá điện, nước năm này tăng làm cho chi phí sản xuất chung tăng góp phần làm tăng giá thành. Xét về nguyên nhân chủ quản thì công tác thu mua nguyên liệu không đạt hiệu quả do chưa theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường nên giá nguyên liệu cao đã làm giá thành tăng.

Tuy lợi nhuận gộp trong năm 2009 thấp nhất, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại cao nhất đạt 23,2 tỷ đồng, tăng 76,37% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng lợi nhuận là do công ty có nguồn thu từ hoạt động tài chính cao đạt 35,1 tỷ, tăng 102,5% so với năm 2008 cũng như tiết kiệm được chi phí lãi vay có được từ gói cứu trợ lãi suất của Chính phủ giúp làm giảm tỷ trọng chi phí tài chính trên doanh thu thuần. Đặc biệt là có một phần thu nhập khác khá cao nhưng lại không có chi phí khác, điều này đáng lưu ý để lợi nhuận tăng. Lợi nhuận khác chủ yếu từ các hoạt động gia công chế biến cho một số DN khác.

Nhìn chung, năm 2009 doanh thu và lợi nhuận tuy có sự phát triển trở lại sau một năm suy giảm. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững như: sự khan hiếm nguồn nhiên liệu dẫn đến giá nguyên liệu tăng lên làm giảm sức cạnh tranh của công ty, các khoản chi phí về tài chính và bán hàng vẫn còn ở mức cao so với sự gia tăng về doanh thu.

Năm 2010 doanh thu bán hàng của công ty tăng chậm đạt 634,6 tỷ đồng, tăng 3,14% so với năm 2009. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 14 tỷ đồng, giảm 39,48% so với năm 2009. Điều này là do năm 2010 công ty không còn hưởng lợi từ khoản đầu tư tài chính như năm 2009, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào dẫn đến giá tôm và cá tra, basa tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng tăng cao nhất trong 3 năm chiếm 55,7 tỷ đồng do tình hình kinh tế cùng những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Trong năm này, hoạt động tài chính chẳng những không lời mà còn lỗ do chi phí tài chính cao mà doanh thu hoạt động tài chính lại thấp.

Trong tháng 6 đầu năm 2011, công ty đối mặt với không ít khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt cộng với áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước làm cho giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chí phí quản lý tăng vọt lên rất nhiều, trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm mạnh 31,96% so với 6 tháng đầu năm 2010 với giá trị 3,3 tỷ đồng, cho thấy công ty không còn hưởng lợi từ khoản đầu tư tài chính như năm 2009. Tuy nhiên doanh thu bán hàng của công ty đạt 345,9 tỷ đồng, tăng 32,39% so với cùng kỳ năm 2010. Lợi nhuận sau thuế đạt 19,2 tỷ đồng, tăng 99,96% so với cùng kỳ năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty Caseamex đã giành được vị trí ngày càng cao trong thị trường của mình.

Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008-6/2011, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex đều có lãi hàng năm, mặc dù năm 2008 có chiều hướng suy giảm. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì Ban lãnh đạo công ty đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế việc vay vốn ngân hàng. Đồng thời, công ty cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực thực hiện các biện pháp làm tăng doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn, đặc biệt là tránh tình trạng lặp lại thực trạng tăng giá vốn hàng bán ở năm 2009 làm giảm doanh thu rất nhiều. Với kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua đã thể hiện sự nổ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty Caseamex trở thành một trong những công ty phát triển vững mạnh trên thị trường theo hướng phát triển chiều sâu và rộng.

3.7. Định hƣớng phát triển của công ty Caseamex năm 2011

Công ty chuyên sản xuất, XK thủy hải sản, đối tượng tiêu thụ chủ yếu là thị trường nước ngoài vì thế xu hướng phát triển của công ty trong tương lai sẽ đi vào đường lối chuyên nghiệp cả về cách quản lý vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lượng, quảng bá thương hiệu... nhằm hướng đến những bước đi vững chắc và lâu dài. Cụ thể:

a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tƣ

- Tăng cường củng cố mạng lưới thu mua nguyên liệu, quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu, quy hoạch vùng nuôi cho công ty nhằm đáp ứng được nguồn nguyên liệu trong sản xuất và chế biến.

- Xây dựng trung tâm giống để phục vụ cho vùng nuôi cũng như các hộ nông dân nuôi cá. Đầu tư khai thác nguồn hàng ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Mở rộng nhà xưởng sản xuất, đầu tư hệ thống kho lạnh để bảo quản sản phẩm và lưu trữ hàng hóa. Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà NK.

- Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc nhằm tận dụng được nguồn phế phẩm nâng cao giá trị thu hồi của công ty.

- Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

- Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của ngưỡi tiêu dùng các nước, các nhà NK về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dưỡng cao.

- Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, công ty con của công ty Caseamex tiến tới việc tự tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng và hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh.

b) Tiếp thị

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ATVSTP và thời gian giao hàng. Uy tín về chất lượng sản phẩm được xem là tài sản lớn nhất của công ty.

- Đẩy mạnh hoạt động marketing và đội ngũ quản lý bán hàng, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm kết hợp chuyên môn hóa trong từng mặt hàng.

- Giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, thị phần XK và thị phần trong nước, nâng cao vị thế của công ty trong ngành.

- Thực hiện tốt các chiến lược mở rộng và thâm nhập thị trường trong và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng thông qua các hoạt động như: hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua công ty con tại nước ngoài, từng bước giới thiệu sản phẩm của công ty sang các nước lân cận khác tại khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ… để tìm kiếm thăm dò thị trường và các đối tác tiềm năng.

c) Tài chính

- Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển của công ty.

- Tích cực tìm nguồn vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư trang bị thêm các máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại và một số phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của công ty.

d) Nhân lực

- Không ngừng phát triển sản xuất, tạo nhiều cơ hội thu hút và giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương, cố gắng tạo điều kiện tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

- Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động.

- Tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Sắp xếp bậc thợ, bậc lương phù hợp.

- Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty và thu nhập người lao động.

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2008 - 6/2011

4.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2008 - 6/2011

Trong những năm qua, tình hình XK thủy sản Việt Nam đã phát triển nhanh chóng góp phần to lớn trong sự phát triển chung của cả nước. Thị trường XK hiện nay trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa nước ta nằm trong tốp 10 nước XK thủy sản lớn nhất thế giới, điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta đã có bước phát triển nhanh về năng lực chế biến.

4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Bảng 2: KIM NGẠCH VÀ SẢN LƢỢNG THỦY SẢN XK CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-6/2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2011

KNXK tỷ USD 4,5 4,25 5,03 2,6 Sản lượng triệu tấn 1,239 1,232 1,353 -

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Năm 2008, ngành thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các mặt hàng XK đều giảm, kinh tế thế giới bị lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng… tổng sản lượng XK thủy sản đạt 1,239 triệu tấn, trị giá 4,5 tỷ USD. Trong hoàn cảnh này, các nhà XK thủy sản Việt Nam chuyển hướng từ trọng tâm của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… để khai phá những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập… để giữ vững kim ngạch.

Năm 2009, sản lượng thủy sản XK giảm còn 1,232 triệu tấn, đạt giá trị 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% về khối lượng và 1,60% về KNXK so với năm 2008. Trong đó tôm đạt 211 nghìn tấn với trị giá 1,69 tỷ USD, cá tra và ba sa đạt 614 nghìn tấn, trị giá 1,36 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên XK thủy sản tăng trưởng âm kể từ những năm 1980 do còn ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)