Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 76)

Với cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động khác có hiệu quả và nhanh chóng hơn nếu được đảm bảo về yếu tố cơ sở vật chất. Do đó, quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty như: kho, mặt bằng kinh doanh, trang bị máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở… Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được những vấn đề cốt lõi này là khả năng tài chính của công ty. Vì thế, bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn công ty. Vấn để tài chính và các mục tiêu, chiến lược tổng quát của công ty gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của công ty đều phải được tính toán cho phù hợp với nguồn tài chính hiện có. Đặc điểm của công ty là phải thường xuyên thực hiện các hợp đồng XK, nên nhu cầu về vốn chủ yếu là ngắn hạn, hầu hết các khoản vay của công ty là các khoản vay ngắn hạn. Nhu cầu vốn vay và tiền mặt còn tùy thuộc rất nhiều vào tính mùa vụ, chu kỳ thu hoạch thủy sản nguyên liệu của nông dân.

Công ty hiện đang sở hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ với số lượng dây chuyền, băng tải chuyển, hệ thống làm lạnh hiện đại và có công suất cao. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững xuyên suốt từ khâu nuôi trồng cho đến quản lý chất lượng sản xuất và cả khâu bán hàng. Hiện tại, công ty đặt lên hàng đầu chương trình kiểm soát vùng nuôi cũng như ao nuôi nhằm mục tiêu xây dựng vùng nuôi an toàn thân thiện với môi trường, không sử dụng kháng sinh và hóa chất bị cấm, thực hành nuôi tốt GAP (Good Aquaculture Practice), đầu tư kinh phí thực hiện quy trình tự xử lý nước cho ao

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxvii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

nuôi và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về môi trường, giữ gìn nước nguồn của dòng sông Mekong để ngành công nghiệp cá da trơn Việt Nam có điều kiện sản xuất không đi ngược lại với quyền lợi của cộng đồng và xã hội.

4.3.2. Các nhân tố bên ngoài công ty ảnh hƣởng đến xuất khẩu 4.3.2.1. Thị trƣờng tiêu thụ

Năm 2009 được xác định là một năm tương đối khó khăn với ngành thủy sản Việt Nam khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, châu Âu đều có khả năng thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc các đồng tiền của các nước cạnh tranh chính trong XK thủy sản với Việt Nam đều giảm giá mạnh trong thời gian qua. Ngành thủy sản XK 1,216 triệu tấn sản phẩm, đạt giá trị 4,252 tỷ USD, giảm nhẹ 1,60% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với năm 2008.

Theo Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP), tình hình XK thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nguyên nhân là do nhiều thị trường (Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập...) sẽ có biện pháp để bảo hộ sản phẩm trong nước. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến một số quốc gia, các nước NK thủy sản chính của Việt Nam bỏ qua cam kết với WTO để áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế NK hàng hóa; sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Mặt hàng tôm có tổng giá trị XK đạt 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008 và chiếm 39,40% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là cá tra tổng XK chỉ đạt 1,34 tỷ USD, giảm 7,60% so với năm 2008, hiện chiếm 31,60% tổng giá trị XK thủy sản của nước ta. Tổng giá trị XK mực và bạch tuộc chỉ đạt 274,3 triệu USD, giảm 13,80%, cá biển đạt 347,5 triệu USD, giảm 16,10% và cá ngừ 180 triệu, giảm 4,10% so với năm 2008. Trong khi đó thủy sản khô có bước tiến nổi bật với tổng giá trị XK đạt 160 triệu, tăng 9,90% so với năm 2008.

Đến năm 2010 thì cuộc khủng hoảng đã đi qua và tình hình tiêu thụ thủy sản trên thế giới cũng như trong nước cũng bắt đầu khả quan. Dự đoán, XK tôm năm 2010 sẽ tiếp tục tăng, nhưng có thể chỉ với tốc độ vừa phải do khó khăn chính là thiếu nguyên liệu trong nước phục vụ cho chế biến XK, mặc dù tôm chân trắng được phát triển nuôi mạnh ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxviii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

Trong sáu tháng đầu năm 2010, KNXK tôm đạt khoảng 1 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt xa kế hoạch 2 tỷ USD trong năm nay. Với tốc độ hiện tại, dự kiến KNXK tôm năm nay sẽ tăng khoảng 30% - 35% so với năm ngoái. Trong khi đó KNXK cá tra dự kiến tăng chỉ khoảng 18%.

Thị trường tiêu thụ hiện tại các mặt hàng thủy sản của Caseamex là các nhà phân phối, nhà NK thủy sản lớn tại Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Họ có khả năng chi phối mạnh thủy sản ở nhiều nước, họ thường mua với số lượng lớn (30- 40 container/tháng). Tuy nhiên sản phẩm của công ty khi bán qua họ phải mang nhãn hiệu của các nhà phân phối, vì thế mà thương hiệu Caseamex chưa được nhiều người biết đến. Các nhà phân phối, NK này có đủ thông tin về thị trường, hơn nữa sản phẩm chủ lực của công ty là cá tra phi lê XK mà nhiều công ty khác cũng đang sản xuất được, chi phí đổi mới lại không cao, vì thế họ có khả năng gây sức ép trong thanh toán với công ty. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi xảy ra khủng hoảng thừa những khách hàng này lúc nào cũng yêu cầu giảm giá nếu không họ yêu cầu nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng và cung cấp nhiều dịch vụ hậu mãi. Trong tương lai, bên cạnh những thị trường, khách hàng hiện có, công ty sẽ chú trọng vào các chuỗi siêu thị lớn tại các nước để mở rộng thâm nhập thị trường. Ngoài ra, công ty đang hướng đến các nhà chế biến cuối cùng, các cửa hàng phân phối tiêu dùng để mở rộng gia tăng hơn nữa phần giá trị tăng thêm cho sản phẩm.

Nhìn chung, thị trường nào cũng rất đa dạng và năng động. Vì vậy, khi công ty thâm nhập vào từng thị trường nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả… Sản phẩm là thước đo văn hóa người tiêu dùng, vì vậy mà công ty khi tung sản phẩm ra thị trường phải bám sát tập quán của người tiêu dùng. Thông thường, hàng hóa vào các thị trường phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá NK. Do đó, công ty cần có những chính sách hợp lý về giá cả của các mặt hàng thủy sản mà công ty sẽ XK đến các thị trường khác.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxix SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

Giá cả hàng hóa XNK có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh XK của công ty. Nếu giá vốn cao trong khi giá XK thấp thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ không có hiệu quả. Ngược lại, định giá XK cao trong khi chất lượng hàng hóa còn thấp thì hàng hóa sẽ bị tiêu thụ chậm đi và DN sẽ dần bị mất thị phần cũng ảnh hưởng xấu đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do đó, cần phải có chính sách điều chỉnh giá phù hợp. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng mạnh: giá điện, giá xăng tăng cùng với việc lãi suất ngân hàng đang ở mức cao và chi phí thức ăn, chiếm khoảng 70% giá cá nguyên liệu do giá lương thực trên thế giới được dự báo tăng mạnh và tỷ giá tăng cũng khiến cho giá nguyên liệu thức ăn NK tăng.

Tôm và cá tra là hai sản phẩm chủ lực, chiếm 73% trong tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam năm 2010. Giá trị XK tôm và cá tra tăng trưởng bình quân 12%/năm và 87%/năm trong giai đoạn 2000-2010. Lợi thế tương đối được đưa ra dựa vào mô hình đánh giá lợi thế so sánh của Tổ Chức Lương Nông Thế Giới (FAO). Trong đó, tăng trưởng thị phần ở từng thị trường NK được giải thích bằng lợi thế về quy mô và lợi thế tương đối giữa các nước với nhau. Theo báo cáo, tôm Thái Lan có lợi thế tương đối cao hơn Việt Nam ở thị trường Nhật tuy Thái Lan có thị phần thấp hơn Việt Nam ở thị trường này. Báo cáo lợi thế so sánh nhằm giúp cho các nhà làm chính sách và các công ty XK tôm, cá tra Việt Nam hiểu rõ vị thế của mình trên thị trường để có chính sách phát triển hợp lý, phát huy và cải thiện vị thế cạnh tranh của mình ở các thị trường NK.

Về giá XK thì không giống nhau ở mỗi thị trường, giá XK tăng theo từng năm do giá cả nguồn nguyên liệu tăng và nhu cầu của thị trường ngày càng cao. Sản phẩm thủy sản Việt Nam có giá tương đối cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên ở một số mặt hàng, đặc biệt là tôm, giá nguyên liệu đầu vào tương đối cao so với các nước khác, đó là lý do chính khiến mặt hàng tôm sau chế biến, XK ít có khả năng cạnh tranh so với các quốc gia XK tôm trong khu vực. Trên thị trường thế giới, sản phẩm tôm sú của các DN trong nước thường phải bán thấp hơn giá tôm của Thái Lan 0,1 - 0,2 USD/kg, bán bằng giá tôm của Indonesia và bán cao hơn giá tôm của Ấn Độ, Bangladesh 0,1 - 0,2 USD/kg, có

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxx SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

thể nói tôm Việt Nam sau khi chế biến bán ra thế giới ngang bằng với các nước trong khu vực có điều kiện nuôi tôm như nước ta. Thế nhưng, con tôm sú đầu vào mà DN mua của nông dân lại cao hơn các nước tính ra tiền Việt từ 15.000 - 30.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 15 - 30%. Cụ thể, giá tôm sú tại Bangladesh cỡ 21 - 25 con/kg có giá 8,15 USD/kg thì Việt Nam cùng cỡ này có giá 9,09 đô la, tức cao hơn 11,5%; cỡ 26 - 30 con/kg thì tôm Việt Nam cao giá hơn 21%; cỡ 31 - 40 con/kg thì Việt Nam cao giá hơn Bangladesh tới 31%. Mặt khác giá thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng giảm thất thường cũng gây khó khăn không ít làm cho người nuôi chán nản không tiếp tục nuôi nữa, nguyên liệu càng thêm khan hiếm. Do khan hiếm nguyên liệu công ty phải cạnh tranh về giá, vì vậy chi phí đầu vào tăng lên, vì để giữ uy tín và thị trường đôi khi lỗ hoặc hòa vốn cũng phải thực hiện hợp đồng, điều này không chỉ có người nuôi trồng gặp khó khăn mà các DN sản xuất, XK thủy sản cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

Sự biến động đột ngột của giá nguyên liệu cá tra tại nhiều thời điểm cũng như sự giảm giá của cá tra trên thị trường XK là những dấu hiệu rõ rệt nhất cho sự bất ổn của cấu trúc ngành. Cá tra, tôm, là sản phẩm mang lại động lực chính cho XK của Việt Nam. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngành công nghiệp này đối mặt với những bất ổn mang tính nội tại của bản thân ngành mà những dấu hiệu rõ nhất là sự biến động bất thường của giá cá tra nguyên liệu, dẫn đến hiện tượng nông dân bỏ đầm, các nhà máy thiếu nguyên liệu vào cuối năm 2010 và đến đầu năm 2011 ngày càng gay gắt trong khi giá bán cá tra nguyên liệu lên đến 28 000/kg. Chỉ lý thuyết cung cầu không đủ để giải thích những biến động này, mà cần lý thuyết phát triển kinh tế ngành và những góc nhìn khác về hành vi của các bên trên thị trường cũng như những cơ chế giải quyết triệt để các hành vi bất lợi này, tạo sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp nuôi.

Lợi thế về giá nguyên liệu thấp, chi phí nhân công thấp đã giúp cho thủy sản XK Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn về giá ở một số thị trường XK như Châu Âu, Châu Mỹ... Khả năng cạnh tranh XK thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua có nguyên nhân quan trọng từ yếu tố này. Tuy nhiên, việc DN chủ động hạ giá bán để cạnh tranh tạo nên mặt bằng giá trị thị trường ngày càng thấp đã

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxi SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

làm giảm mạnh lợi nhuận, triệt tiêu động lực của khu vực sản xuất. Việc người nuôi cá tra bỏ nghề hiện nay là kết quả thực tế của cả quá trình giảm giá để cạnh tranh của DN XK thủy sản Việt Nam. Để tránh nguy cơ về tương lai sụp đổ của một ngành công nghiệp, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng đến nay chưa tỏ ra thực sự hiệu quả. Cần một tiếp cận khác với không chỉ một giải pháp đơn lẻ mà là một gói giải pháp thực hiện đồng bộ mới có thể giải quyết căn bản vấn đề của ngành sản xuất, tiến đến phát triển bền vững.

4.3.2.3. Tỷ giá hối đoái

Nền kinh tế ổn định thì thương mại sẽ diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực XK. Cụ thể là vấn đề tỷ giá hối đoái, việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XK của công ty. Do đó, công ty cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả XK của công ty. Để biết được tỷ giá hối đoái, công ty phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước, theo dõi biến động của nó từng ngày, phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát. Lạm phát tăng làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, khi đồng Việt Nam tăng thì tỷ giá VNĐ/USD giảm, thì đối với mức XK như trước (USD/ đơn vị sản phẩm) công ty sẽ thu về số lượng đồng nội tệ ít hơn, ngược lại khi tỷ giá VNĐ/USD tăng hay nói cách khác đồng Việt Nam giảm giá thì với mức XK như trước của công ty sẽ thu được lượng nội tệ nhiều hơn, mặc dù giá thị trường quốc tế của sản phẩm XK không thay đổi.

Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các DN XK nói chung công ty Caseamex nói riêng, khi tỷ giá tăng thì khuyến khích các DN XK nhưng lại hạn chế phần NK nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành thủy sản. Bên cạnh đó thì sự thay đổi tỷ giá cũng sẽ làm cho công ty thiệt thòi trong XK, đồng USD xuống giá thì lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong khi đó thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu DN sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, để đảm bảo uy tính vẫn phải XK chấp nhận lỗ tỷ giá, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.

GVHD: ThS.Nguyễn Xuân Vinh lxxxii SVTH: Lâm Thị Bạch Tuyết

Hiện nay do cơ cấu mặt hàng XK của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng XK là NK, trong khi XK lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Do XK nhiều, nhưng hầu hết dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị XK không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm đến 80-90% trong tổng KNXK). Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CP XNK thủy sản Caseamex (Trang 76)