Nứt bêtông ở mố, trụ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 119 - 121)

- Theo điều kiệncờng độ (tính theo trạng thái giới hạn)

3.4.2. Nứt bêtông ở mố, trụ.

3.4.2.1. Nguyên nhân của tình trạng nứt ở mố, trụ.

- Do co ngót bê tông, những vết nứt này thờng nhỏ và nhọn dần về hai đầu.

- Nứt do lún không đều của nền, các vết nứt này có thể lớn và có phơng thẳng đứng hoặc có góc nghiêng không lớn hơn so với phơng thẳng đứng.

- Nứt do ứng suất pháp,ởtên xà mũ các vết nứt do ứng suất pháp có phơng thẳng đứng hoặc gần nh thẳng đứng, có độ mở rộng vết nứt nhỏ dần về phía chịu nén và thờng xuất hiện ở mặt cắt giữa hoặc mặt cắt sát cột của trụ thân cột, trên thân mố, trụ các vết nứt này thờng có phơng nằm ngang và nhiều khi độ mở rộng vết

- Do chiều dày lớp bê tông bảo vệ không đủ, nớc thấm vào làm gỉ cốt thép, cốt thép gỉ trơng nở thể tích đẩy nứt và đẩy vỡ lớp bê tông bên ngoài, các vết nứt hoặc vỡ bê tông này thờng nằm dọc theo cốt thép ở bên trong.

- Do va chạm của thuyền bè. Khi thuyền bè va chạm vào thân cột trụ có thể gây ra nứt hoặc vỡ bê tông, nghiêm trọng hơn có thể làm gãy cọc hoặc làm sập đổ trụ dẫn đến sập cầu.

3.4.2.2. Phơng pháp sửa chữa khi độ mở rộng vết nứt lớn hơn 0,3mm.

Khi độ mở rộng vết nứt nhỏ hơn hay bằng 0,3mm thì không thể bơm vữa hoặc keo, khi đó có thể phủ lên bề mặt vết nứt một lớp vữa hoặc keo nh ở phần xử lý vết nứt cho kết cấu nhịp BTCT, ở đây chỉ xét trờng hợp vết nứt có độ mở rông vết nứt lớn hơn 0,3mm.

- Thi công kết cấu ngăn nớc nếu tại thời điểm sửa chữa vết nứt nằm ở dới nớc. - Bơm nớc và làm sạch vết nứt. Trờng hợp hai bên mép vết nứt có rêu bám cần đục hết phần bê tông có rêu bám trớc khi làm sạch vết nứt. Khi xử lý bằng bơm keo thì cần làm khô vết nứt.

- Trám vá các vết nứt đã đợc đục rộng để làm sạch.

- Bơm keo, vữa vào vết nứt theo trình tự nh đã nêu ở trên.

- Nếu trên thân trụ có nhiều vết nứt, vỡ bê tông có thể sửa chữa theo trình tự sau: + Làm vòng vây ngăn nớc, tuỳ theo mực nớc thi công có thể làm vòng vây đất hoặc vòng vây cọc ván.

+ Bơm nớc ra để sao cho toàn bộ phần cần sửa chữa nằm trên mực nớc.

+ Đục bỏ hết phần bê tông bị h hỏng ở quanh vết vỡ hoặc rêu bám ở vết vỡ ở mép vết nứt.

+ Nếu có những vết nứt vỡ do cốt thép bên trong bị gỉ gây ra cần đục bỏ hết bê tông bên ngoài và làm sạch gỉ trên cốt thép, khi cốt thép bị gỉ đứt hoặc làm tiêu hao tiết diện ban đầu cần hàn bù cốt thép sau đó dùng vữa hoặc bê tông trám vá vào phần bê tông đã đục bỏ.

+ Khoan các lỗ trong bê tông cũ, chôn neo liên kết giữa bê tông cũ và bê tông của lớp vỏ sắp bọc.

+ Lắp đặt cốt thép của lớp bê tông bọc, cần hàn cốt thép với neo đã chôn trong bê tông cũ để định vị cốt thép.

+ Lắp đặt ván khuôn.

+ Đổ bê tông lớp bọc, khi bê tông lớp bọc đã đông cứng, tháo dỡ ván khuôn, hoàn thiện.

+ Tháo dỡ thiết bị ngăn nớc.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w