Bố trí điểm đo.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 37 - 40)

Việc chọn nhịp đo trên cầu, mặt cắt đo và bố trí điểm đo điều 2.23, quy trình Thử nghiệm cầu quy định nh sau: "Đối với cầu nhiều nhịp, việc xác định nhịp nào cần kiểm tra ứng suất phải dựa theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nếu cầu có các nhịp giống nhau về chiều dài nhịp, kết cấu nhịp và vật liệu làm cầu thì phải chọn nhịp nào có nhiều nội dung kỹ thuật cần kiểm tra nhất đồng thời có điều kiện thuận lợi khi kiểm tra đo đạc.

- Nếu cầu có nhiều nhịp khác nhau về chiều dài nhịp nhng giống nhau về kết cấu và vật liệu thì nên chọn nhịp có khẩu độ lớn nhất để kiểm tra.

- Nếu cầu có nhiều nhịp khác nhau cả về khẩu độ lẫn kết cấu và vật liệu thì nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm tất cả các nhịp hoặc nhịp đại diện cho từng nhóm nhịp có kết cấu và vật liệu giống nhau".

Điều 3.24 và 3.25 cũng của quy trình này quy định:

"Việc bố trí số lợng điểm đo ứng suất nhiều hay ít tuỳ thuộc vào đặc điểm của cầu hay mục đích nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Điểm đo ứng suất thờng đ- ợc bố trí tại những phần tử của kết cấu chịu lực chính, tại những vị trí sẽ xuất hiện những ứng suất lớn nhất hay tại những tiết diện bị suy giảm đột ngột hay có khuyết tật.

Trên cùng một tiết diện cần đo, phải bố trí ít nhất hai điểm đo ứng suất ở những vị trí thích hợp sao cho có thể ghi nhận đợc trị số biến dạng (kéo hoặc nén) thuần tuý dọc trục và kết quả đo ít chịu ảnh hởng nhất của các biến dạng phụ nh xoắn uốn.

Từ các nguyên tắc trên có thể rút ra cách bố trí điểm đo trong một số trờng hợp cụ thể nh sau:

a. Với cầu dầm.

- Theo chiều dọc cầu cần bố trí điểm đo ở những mặt cắt ở đó mômen uốn có giá trị tuyệt đối lớn (hình 2-11).

Hình 2 - 11: Cách chọn mặt cắt đo ứng suất trên dầm giản đơn (a), dầm mút thừa (b) và dầm liên tục (c)

- Trên mặt cắt ngang đo ứng suất ở những điểm càng xa trục trung hoà càng tốt. Tuy nhiên cũng cần xét đến việc lắp tenzômet đòn hay dán tấm điện trở thuận lợi, để bảo đảm độ chính xác của phép đo. Với dầm BTCT thờng nếu điểm

đo nằm ở vùng chịu kéo cố gắng bố trí điểm đo trên cốt thép vì ở vùng này trong bê tông có nhiều vết nứt và môđun đần hồi của bêtông thay đổi

Sau đây giới thiệu cách bố trí điểm đo ứng suất trên một số mặt cắt ngang dầm.

Hình 2 - 12: Bố trí điểm đo ứng suất trên mặt cắt ngang cầu dầm. b. Cầu dàn.

- Cần đo ứng suất ở những thanh dàn có nội lực lớn hay những thanh có h hỏng và tại mặt cắt tơng đối xa nút (hình 2-13)

Hình 2-13. Bố trí điểm đo ứng suất trên các thanh dàn.

- Trên mặt cắt thanh có thể bố trí hai điểm đo, ba điểm đo hoặc bốn điểm đo (hình 2-14)

Hình 2-14: Bố trí điểm đo ứng suất trên mặt cắt ngang thanh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w