Xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 40 - 42)

Điều 3.7 trong quy trình Thử nghiệm cần quy định: "Với mỗi cấp tải trọng ở mỗi điểm đo phải cho tải trọng tác dụng ba lần và đọc ba lần để lấy số liệu bình quân, nếu sai số giữa ba kết quả đọc không quá 15%. Nếu một trong ba số liệu vợt quá ± 15% thì lấy bình quân của hai số còn lại, nếu cả ba số liệu đều vợt quá ± 15% thì phải đo lại”.

Quy định trên là không rõ ràng bạn đọc có thể kiểm tra khi xử lý số liệu của điểm đo T2 ở thí dụ sau (bảng 2-1 và bảng 2-2). Chúng tôi kíên nghị quy định nh sau: Đầu tiên lấy trung bình cộng của ba số đo, tính sai số của ba số đo so với giá trị trung bình, nếu cả ba sai số đều nhỏ hơn 15% thì lấy đó là giá trị trung bình cuối cùng. Nếu có một sai số hoặc hai, ba lớn hơn 15% thì lấy trung bình của hai số gần nhau nếu sai số của từng số này so với trung bình của nó nhỏ hơn 15%, không thoả mãn điều kiện trên phải đo lại.

Phơng pháp xử lý số liệu tuỳ thuộc vào loại máy đo. Với tenzômet điện do ba lần đo ở một điểm đo kết quả đã là ba biến dạng tơng đối nên việc xử lý hoàn toàn nh quy định ở trên để có εtb, từ đó có σ = Eεtb.

Với dụng cụ đo là tenzômet cơ học, kết quả đo chỉ là số đọc không tải và có tải (bảng 2-1) còn cần xử lý để có số chênh lệch của ba lần đo. Thí dụ sau đây giới thiệu cách xử lý cho hai điểm đo T1 và T2.

Bảng 2-1

Cầu: ... ... ... ... ... ... ... Ngày đo: ... ... ... ... ... Ngời đo: ... ... ... ... ...

Dụng cụ đo: Tenzômét cơ học

Chuẩn đo: 100mm, hệ số độ nhạy k1 = 1

Sơ đồ TT

Điểm đo

Số đọc trên máy Ghi chú

Không tải Có tải lần 1 Không tải Có tải lần 2 Không tải Có tải lần 3 Không tải T1 10 32 14 31,5 10 32 10 T2 30 25 31 26 31 22 31

Kết quả xử lý thống kê trong bảng 2-2, trong đó số chênh lệch trong mỗi lần đo bằng số đọc có tải của lần đo đó trừ đi số đọc không tải trung bình trớc và sau lần đo đó.

ở điểm đo T1 số chênh lệch trung bình của 3 lần đo là:

X = = 21,5

Sai số của lần đo 1: ∆1 = .100 = 0%. lần đo 2: ∆2 = . 100 = -2,33%. lần đo 3: ∆3 = .100 = 2,23%.

Cả ba sai số đều nằm trong phạm vi ±15% nên trung bình cuối cùng là 21,5. Với k1 = 1; k=1000; l=100mm; E= 2,1.106 daN/cm2 có: ∆l = 1.21,5. = 21,5.10-3mm. ε = = = 21,5.10-5 σ = Eεtb = 2,1.106.21,5.10-5 = 451,50daN/cm2 - ở điểm T2: X = = -6,5

Sai số của các lần đo lần lợt là -15,38%; -23,08% và 38,46%, nhng lần đo 1 có giá trị -5,5 lần đo 2 có giá trị -5, trung bình của hai lần đo này là - 5,25 và sai số của hai lần đo này so với giá trị trung bình của nó là ±4,76% nên trung bình cuối cùng là -5,25 và ứng suất ở T là -110,25 daN/cm2

Bảng 2-2

Kết quả đo ứng suất ở điểm đo T1 và T2

Sơ đồ TT Điểm đo Số chênh lệch ứng suất Ghi chú

Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

I T1 21,5 21 22 21,5 451,50

T2 -5,5 -5 -9 -5,25 -110,25 Loại - 9

Cuối cùng cũng cần chú ý rằng những quy định về xử lý số liệu ở trên chỉ thích hợp khi số liệu đo khá lớn, trong trờng hợp số liệu đo nhỏ ngời xử lý phải căn cứ vào sai số của máy đo mà quyết định cho phù hợp, chẳng hạn sai số của tenzômet cơ học có thể là 1 vạch nhng ba lần đo tính đợc ba số chênh lệch tơng ứng là 1;2 và 1,5 nếu xử lý nh trên thì phải đo lại, ở đây có thể lấy giá trị trung bình là 1,5 vẫn hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w