Đứt cáp dự ứng lực ngang.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 103 - 106)

- Theo điều kiệncờng độ (tính theo trạng thái giới hạn)

3.2.6. Đứt cáp dự ứng lực ngang.

Từ trớc những năm 1995 ở nam Trung bộ và Nam bộ của nớc ta có rất nhiều cầu bản thép dự ứng lực giản đơn lắp ghép với chiều dài nhịp 12,5m; 15,6m; 18,6m; 21,7m và 24,7m. Dầm chủ ở các laọi cầu này có mặt cắt chữ T hoặc chữ ∏, khi lắp ghép cánh dầm không nối với nhau, liên kết ngang của các dầm là cáp dự ứng lực ngang ở bản cánh dầm và dầm ngang, sau một thời gian khi thác cáp dự ứng lực ngang thờng bị đứt.

3.2.6.1. Nguyên nhân đứt cáp dự ứng lực ngang.

- Nớc thấm qua khe tiếp giáp giữa cánh của các dầm lắp ghép làm thép dự ứng lực ngang bị ẩm ớt gây gỉ, lâu dần gỉ phát triển làm tiết diện thép dự ứng lực bị thu hẹp dẫn đến đứt. Khi một thép dự ứng lực bị đứt các thép lân cận bị quá tải, quá trình h hỏng sẽ nhanh hơn. Biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tợng này là xuất hiện các vết nứt dọc trên mặt đờng xe chạy dọc theo khe tiếp giáp giữa cánh của các phiến dầm, vết nứt càng lớn nớc thấm qua càng nhiều.

- Tình trạng xe qua tải trên cầu. Các cầu cũ đợc thiết kế theo tải trọng HS-2044, tơng đơng với tải trọng xe 25T, tuy nhiên hiện tại nhiều xe vợt quá 25T qua cầu. Khi vệt bánh xe đặt trên dầm nào dầm đó bị võng nhiều hơn các dầm ở hai bên làm cho mặt đờng xe chạy bị nứt và cáp dự ứng lực ngang chịu cắt, khi cáp đã bị gỉ thì tình trạng đứt cáp sẽ xảy ra nhanh chóng hơn.

3.2.6.2. Phơng pháp sửa chữa .

Từ năm 1990 đến nay, ở nớc ta đã tiến hành sửa chữa tình trạng đứt cáp ngang (hiện tại với các cầu mới Bộ Giao thông Vận tải đã có những thay đổi về thiết kế để không xảy ra đứt cáp dự ứng lực ngang), có nhiều cách khác nhau nh- ng chung nhất nh sau: Bóc dỡ lớp phủ mặt cầu, làm sạch bề mặt, đổ một lớp bê tông cốt thép trên mặt các dầm với chiều dầy từ 10 đến 12cm (nếu chiều dày bản lớn sẽ làm tăng đáng kể tĩnh tải), thay thế cáp dự ứng lực ngang cũ, tuy nhiên việc rút cáp cũ và luồn cáp mới khó khăn nên khi đó có thể dùng cáp dự ứng lực ngoài ở hai bên dầm ngang. Theo phơng pháp trên việc sửa chữa có thể đợc tiến hành với trình tự nh sau:

- Chuẩn bị bề mặt để đổ bản bê tông:

+ Đục bỏ lớp phủ mặt cầu và các lớp trên bề mặt cánh dầm nếu có. + Làm nhám và sạch bề mặt.

- Đổ bê tông bản:

+ Lắp đặt hai lới cốt thép. + Tới nớc lên bề mặt. + Đổ bê tông bản.

- Lắp và kéo cáp ngang dự ứng lực ngoài.

+ Khoan lỗ trên sờn dầm chủ ở hai bên dầm ngang, trừ dầm ngang đầu nhịp chỉ khoan đợc ở một bên. Trớc khi khoan cần dùng máy siêu âm bê tông để xác định vị trí cốt thép nhằm tránh khoan vào cốt thép và định vị các lỗ khoan sao cho mỗi bó cáp ngang có tim nằm trên một đờng thẳng. Đờng kính lỗ khoan tuỳ thuộc đờng kính ngoài của ống bảo vệ cáp.

+ Lắp mấu neo ở hai đầu mỗi bó cáp, mấu neo đợc lắp vào sờn ngoài của hai dầm biên.

+ Luồn ống bảo vệ cáp đồng thời với việc lắp mấu neo. + Luồn cáp dự ứng lực ngang.

+ Kéo cáp dự ứng lực ngang.

+ Bơm mỡ hoặc bơm vữa vào ống bảo vệ cáp. + Lắp hộp bảo vệ mấu neo.

+ Hoàn thiện.

Việc thay thế cáp dự ứng lực ngang thờng đợc kết hợp với các sửa chữa khác hoặc tăng cờng cầu do đó trình tự thi công có thể thay đổi để phù hợp với các công việc khác.

3.2.7. Thấm nớc.

Trong cầu bê tông cốt thép kể cả bê tông cốt thép dự ứng lực có thể xảy ra tình trạng nớc thấm qua bê tông chảy xuống đáy dầm, đáy bản. Khi bị thấm nớc ngoài gỉ cốt thép còn làm cho bê tông h hỏng nhanh hơn.

3.2.7.1. Nguyên nhân thấm nớc của bê tông.

- Lớp chống thấm bị h hỏng.

- Mặt đờng xe chạy có vết nứt, có ổ gà, hệ thống thoát nớc không tốt khi ma nớc đọng trên các chỗ trũng, ổ gà và thấm xuống đáy bản thông qua các vết nứt hoặc các chỗ khuyết tật của bê tông.

- Mật độ của bê tông không cao, trong bê tông có khuyết tật.

3.2.7.2. Phơng pháp sửa chữa.

- Bóc lớp phủ mặt cầu và các lớp chống thấm v.v... đã h hỏng, làm sạch bề mặt. - Sửa chữa các khuyết tật nếu có trên bề mặt, vá các chỗ sứt, vỡ bê tông, bơm keo các vết nứt, tạo độ dốc ngang bằng vữa ximăng cát hoặc bê tông cốt liệu nhỏ, nếu lớp tạo dốc dày có thể đặt thêm lới cốt thép φ6 bớc 15cm.

- Thi công lớp chống thấm. Với cầu cũ thì tốt nhất là dùng vải chống thấm dán từng lớp bằng đèn khò quạt lửa lớn. Dán lớp ngoài trớc, lớp trong sau, lớp nọ phủ lên lớp kia 10cm. Khi dán dùng đèn khò quạt lửa lớn làm nóng vải và ép chặt vải vào bề mặt bê tông và ép chặt lớp sau lên lớp trớc ở chỗ tiếp giáp giữa các lớp. - Rải lại lớp phủ mặt cầu, nếu hệ thống thoát nớc h hỏng cần kết hợp sửa chữa tr- ớc khi hoàn thiện.

3.3. Sửa chữa các h hỏng của cầu dầm thép bản kê, cầu dầm thép liên hợp với bản bê tông cốt thép, cầu dàn thép.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w