việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc” [20,tr.269], “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [20,tr.240]. Vì đội ngũ cán bộ, công chức là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng. Nếu đội ngũ này yếu thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng khơng thể hiện thực hố. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách
của Chính phủ, của đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được” [20, tr.54].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù ở vị trí nào mà cán bộ khơng làm trịn nhiệm vụ với dân, với nước, khơng có uy tín trong quần chúng thì cũng phải xem xét bãi nhiệm. Người đặt ra yêu cầu mọi cán bộ, cơng chức phải thường xun tự phê bình, tự giáo dục để khắc phục khuyết điểm trong mỗi người và trong bộ máy. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sửa chữa sai lầm, cố nhiên cần dùng cách giải thích thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song khơng phải tuyệt nhiên khơng dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật khơng xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại.” [20, tr.284]. Không phải cán bộ, công chức nào vi phạm cũng xử lý kỷ luật mà cái chính phải làm cho người ta thấy khuyết điểm, sai lầm để có hướng sửa chữa, khắc phục để thực thi nhiệm vụ tốt hơn. Nhưng với những trường hợp cố tình vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng với xã hội thì phải dùng pháp luật mà trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi pháp luật của ta: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề gì” [20, tr.641].
Như vậy, để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và muốn phát huy được vai trị đội ngũ cán bộ, cơng chức thì phải làm tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng, đây là “công việc gốc của Đảng”. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thể hiện rõ trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cách mạng nước ta đối diện với mn vàn thách thức trong đó có vấn đề thiếu cán bộ, cơng chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: mở Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam; ký Sắc lệnh số 197 thành lập Khoa Pháp lý học tại Trường Đại học Việt Nam. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức về phẩm chất chính trị, trình độ văn hố, pháp luật, nghiệp vụ hành chính. Thơng qua các lớp đào
tạo, bồi dưỡng đó đã cho ra đời hàng ngàn cán bộ cốt cán của Đảng và Nhà nước ta sau này.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội khóa XI cũng đã chỉ rõ: Rà sốt, bổ sung, hồn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, cơng chức; tăng cường tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hóa” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có chủ trương phù hợp. Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Từ những tư tưởng, quan điểm nêu trên cho thấy cán bộ là một mắt xích quan trọng khơng thể thiếu của bất kỳ hệ thống chính trị nào. Đội ngũ này có vai trị thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thể chế của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên mục đích thực thi pháp luật ở mỗi nền hành chính khác nhau là khơng hồn tồn giống nhau mà tùy thuộc vào chế độ chính trị, tính dân chủ. Khác với các nước tư sản, cán bộ trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây và ở nước ta hiện nay đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương Nhà nước và bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động. Đội ngũ cán bộ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Để khắng định được vai trị quản lý của mình, đội ngũ cán bộ phải tự xác định được nhiệm vụ, nâng cao tri thức để đảm nhận công việc phục vụ sự nghiệp
cách mạng, quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân. Để thực hiện được vai trị của mình mỗi cán bộ cần phải đấu tranh chống những biểu hiện thờ ơ, coi thường, lơ là trước những đòi hỏi của nhân dân, chống phương pháp làm việc bàn giấy hình thức làm việc hồn tồn khơng phù hợp với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ cán bộ cần phải thể hiện vai trị của mình thơng qua làm việc một cách cụ thể, chu đáo, trung thực và giải quyết nhiệm vụ chun mơn một cách khẩn trương, nhanh chóng. Tuyệt đối khơng được để xảy ra tình trạng giải quyết cơng việc tắc trách, vô tổ chức mà phải được tổ chức là việc có uy tín, điều hành, giải quyết kịp thời, chính xác mọi yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Trong hoạt động hành chính cán bộ phải chủ động hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và chống lại sự quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm, phải giữ vững mối quan hệ với quần chúng, thu hút quần chúng tham gia ngày càng đông đảo vào công tác quản lý. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người cán bộ khơng chỉ có tài mà cịn phải có đức, Người quan niệm rằng người cán bộ có tài mà khơng có đức thì như cây khơng rễ và thường gây ra những tai hại khơng nhỏ. Ngược lại nếu chỉ có đức mà khơng có tài thì chẳng khác nào ơng bụt ngồi ở trong chùa. Đạo đức ln giữ vị trí hàng đầu, cơ bản, quyết định nhân thân của người cán bộ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào người cán bộ cũng phải đặt của nhân dân, của Đảng và nhà nước lên trên hết.
Với tiêu chí đạo đức đó, người cán bộ muốn thực hiện được tốt vai trị của mình thì khơng được quan liêu, xa rời dân vì vậy phải biết lắng nghe ý kiến quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, biết tổ chức, biết lãnh đạo, lời nói phải đi đơi với việc làm…
Kế tục những tư tưởng lớn lao về vai trị của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn khắng định tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính trên các lĩnh vực thì nhất thiết phải xây dựng được đội ngũ
cán bộ giỏi về chun mơn, kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị và cách mạng, hiểu biết về quản lý hành chính. Nắm vững được yêu cầu này sẽ giúp chúng ta xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.