Trường Chính trị thành phố Cần Thơ với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ của TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 44 - 48)

dưỡng cán bộ

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ

Trường Chính trị thành phố Cần Thơ, có bề dày lịch sử truyền thống hơn 70 năm hình thành và phát triển. Từ Trường Đảng tỉnh Cần Thơ trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954); Trường Đảng tỉnh Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ (1956 – 30/4/1975). Sau giải phóng Miền Nam, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ; tháng 3 năm 1976 hợp nhất Trường Đảng tỉnh Cần Thơ (Trường Châu Văn Liêm) và Trường Đảng tỉnh Sóc Trăng (Trường Lê Hồng Phong) thành Trường Lý luận Chính trị tỉnh Hậu Giang; tháng 07 năm 1976 thành lập Trường Hành chính tỉnh Hậu Giang; tháng 01 năm 1979 thành lập Trường Đảng Tại chức tỉnh Hậu Giang (tháng 12 năm 1984 đổi tên thành Trường Lý luận Chính trị tại chức tỉnh, tháng 8 năm 1988 đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Chính trị tỉnh). Tháng 4 năm 1992, tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, Trường Lý luận Chính trị tỉnh Hậu Giang giao về Sóc Trăng

thành Trường Lý luận Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Trường Hành chính tỉnh Hậu Giang giữ lại Cần Thơ, đổi tên thành trường Hành chính tỉnh Cần Thơ; tháng 02 năm 1992, chuyển Trung tâm Giáo dục Chính trị tỉnh Hậu Giang thành Trường Đảng tỉnh Cần Thơ. Tháng 8 năm 1993, hợp nhất Trường Đảng và Trường Hành chính tỉnh Cần Thơ thành Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ tỉnh Cần Thơ; ngày 25 tháng 11 năm 1995, đổi tên thành Trường Chính trị tỉnh Cần Thơ.

Ngày 01 tháng 01 năm 2004, sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương chính thức đi vào hoạt động với 8 đơn vị hành chính. Trường Chính trị tỉnh Cần Thơ chuyển thành Trường Chính trị thành phố Cần Thơ cho đến nay.

Qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh trước đây - thành phố ngày nay - Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ có cơ sở để tự hào về thành tích, truyền thống tốt đẹp của Trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Chính trị thành phố Cần Thơ có quyền tự hào chính đáng với lịch sử truyền thống của Trường mình, khơng ngừng phấn đấu, tiếp tục phát huy thành tích, truyền thống tốt đẹp ấy, hồn thành nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố giao phó và xứng đáng với thành tích Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng.

2.1.2.2. Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ hiện nay

Trường Chính trị thành phố Cần Thơ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố; sự chỉ đạo về chuyên mơn, nghiệp vụ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo Quyết định số 184-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, hàng năm Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ ban hành Thông báo giao chỉ tiêu biên chế của trường chính trị 73 người (60 biên chế

chính thức, 10 dự phịng và 03 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP). Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường Chính trị thành phố thường dao động từ 60 đến 68 người, kể cả hợp đồng trong biên chế (hợp đồng đưa đi đào tạo chuyên môn). Hiện nay, tổng số biên chế của Trường Chính trị thành phố có 60 người (55 biên chế chính thức, 01 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, 04 hợp đồng trong biên chế). Đội ngũ giảng viên có 35 người (32 giảng viên cơ hữu và 03 giảng viên kiêm nhiệm).

Trường Chính trị thành phố Cần Thơ có Ban Giám hiệu: 04 người (02

giảng viên, 02 giảng viên kiêm chức); 04 khoa giảng dạy, gồm: Khoa Lý luận

Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: 05 giảng viên; Khoa Nhà nước và Pháp luật: 09 giảng viên; Khoa Xây dựng Đảng: 06 giảng viên; Khoa Dân vận: 05 giảng viên; 03 phòng chức năng, gồm: Phòng Đào tạo: 06 cán bộ viên chức, 03 giảng viên; Phịng Tổ chức – Hành chính – Quản trị: 11 cán bộ viên chức, 01 giảng viên; Phịng Nghiên cứu khoa học - Thơng tin - Tư liệu: 05 cán bộ viên chức, 01 giảng viên và 01 giảng viên kiêm chức.

Về độ tuổi, dưới 40 tuổi: 34 người (22 giảng viên); từ 40 đến 50 tuổi: 18 người (10 giảng viên); trên 50 tuổi: 8 người (03 giảng viên).

2.1.2.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thành ủy Cần Thơ về đào tạo cán bộ cơ sở, quận, huyện và thành phố đạt

chuẩn, Trường Chính trị thành phố quan tâm cơng tác quy hoạch và đào tạo đội

ngũ cán bộ, qua hơn 05 năm đã đưa 25 lượt cán bộ, viên chức đi đào tạo chuyên môn tại các Học viện Trung ương, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đến cuối tháng 12/2016, 55/60 cán bộ, viên chức nhà trường có trình độ đại học trở lên, trong đó 35/35 giảng viên có trình độ đại học và trên đại học: 01 tiến sĩ, 24 thạc sĩ (01 nghiên cứu sinh), 10 cử nhân (03 đang học thạc sĩ).

Về nghiệp vụ sư phạm, 35/35 giảng viên đã được tập huấn nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn hoặc dài hạn do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức.

Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp và tương đương: 31/60 người (giảng viên: 27/35 người), trung cấp: 09/60 người (giảng viên: 02/35 người).

Những năm gần đây đội ngũ giảng viên của trường luôn được quan tâm phát triển về cả số lượng và chất lượng, đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong giảng dạy lý luận chính trị - hành chính cũng là một trong những thuận lợi cho việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, do vậy đã từng bước chuẩn hóa được đội ngũ giảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động để thực hiện phương châm “Năm tốt”: Quản lý tốt, giảng dạy tốt,

nghiên cứu tốt, phục vụ tốt và học tập tốt và đã đạt những kết quả nhất định, đặc

biệt là bước đầu đánh giá được chất lượng giảng dạy của các giảng viên để có sự điều chỉnh phù hợp trong phân cơng nhiệm vụ, khuyến khích được giảng viên nỗ lực trong đầu tư nghiên cứu, giảng dạy.

Từ những số liệu thống kê, phân tích trên cho thấy trong những năm qua lãnh đạo nhà trường đã thường xuyên quan tâm đến đội ngũ giảng viên; tuyển dụng những giảng viên có đủ tiêu chuẩn, đảm bảo về số lượng, cơ cấu; rà sốt, bố trí cử giảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ. Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng đội ngũ giảng viên còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo của thành phố Cần Thơ nói riêng, sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường là bức thiết, là tất yếu khách quan quyết định sự tồn tại phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ của TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w