thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Song song với đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, nâng cao trình độ, xóa nợ cho đội ngũ cán bộ còn nợ kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh, các cơ quan chuyên môn phải bắt tay ngay vào việc đổi mới chương trình để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng đào tạo nâng cao năng lực thi cơng vụ của cán bộ nói chung, bao gồm các yếu tố cơ bản: kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện cơng việc. Trong đó, kiến thức cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về công việc, kỹ năng trang bị cho người học những cách thức hành động để tiến hành cơng việc, cịn thái độ thực hiện công việc thể hiện mối quan tâm, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện công việc. Nếu kiến thức, thái độ thực thi công việc ở một mức độ nhất định, là cái chung cần có của cán bộ thì kỹ năng lại khơng hồn tồn như vậy. Kỹ năng là cái riêng - những yêu cầu riêng về cách thức hành động để tiến hành công việc đối với từng loại vị trí cơng việc nhất định.
Xuất phát từ thực tế, có thể thấy việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hướng tới mục tiêu phát triển năng lực làm việc phải là nhiệm vụ trọng tâm và theo đó phải chuyển từ giai đoạn trang bị kiến thức sang giai đoạn trang bị kiến thức và huấn luyện kỹ năng cho từng ngạch và chức danh (từng loại vị trí cơng việc) cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần sự phối hợp nhiều nỗ lực, trong đó, quan trọng nhất là đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Trước hết, cần đổi mới tư duy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đó là đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cán bộ trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, khác hẳn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nền kinh tế kế hoạch tập trung. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi
dưỡng căn cứ vào yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Để có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng hữu ích cần phải xuất phát từ thực trạng trình độ cán bộ, xuất phát từ yêu cầu công vụ của cán bộ trong giai đoạn mới, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải tham gia ý kiến của người học. Nếu không hội đủ các yêu cầu đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ lãng phí, nhàm chán.
Thứ hai, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được xây dựng một cách
toàn diện để đáp ứng nhu cầu vừa nâng cao trình độ, tầm nhìn cán bộ, vừa rèn luyện kỹ năng cơng vụ nhằm nâng cao tính chun nghiệp cho đội ngũ cán bộ.
Thứ ba, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có tính liên thơng
để tạo nên một hệ thống kiến thức trong suốt cuộc đời công tác của cán bộ nhằm tránh trùng lặp và nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng.
Việc đào tạo, bồi dưỡng phải luôn hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý, có kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.