2.2.3.1.Nguyên nhân của thành tựu
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đạt được những kết quả quan trọng nêu trên là do những nguyên nhân cơ bản như sau:
Một là, đưọc sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của Thành ủy, Ủy ban
nhân thành phố; sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị thành phố Cần Thơ và của các Học viện Trung ương, nhất là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh góp phần mang lại kết quả cao trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trên địa bàn của thành phố. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với Trường Chính trị thành phố tập trung mở các lớp đào tạo về lý luận chính trị theo từng đối tượng và từng hình thức phù hợp như: đào tạo cán bộ nguồn; đào tạo trung cấp chính trị tập trung, khơng tập trung. Do vậy, trong một thời gian ngắn, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở được đào tạo qua chương trình trung cấp lý luận chính trị đã đáp ứng yêu cầu đề ra.
Hai là, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, nhiều cơ
chế, chính sách về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng tạo sự chuyển biến khá đồng bộ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Trong đó đáng chú ý là Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thành ủy Cần Thơ về đào tạo cán bộ cơ sở, quận, huyện và thành phố đạt chuẩn, Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ, Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định số 16/2011/QĐ- UBND ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về Ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành
phố Cần Thơ, Công văn số 1781/UBND-KT ngày 16 tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Cần Thơ về quy định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên đào tạo tập trung, đặc biệt là Chương trình Đào tạo nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Cần Thơ thời kỳ 2011-2020 là điều kiện thuận lợi thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của thành phố.
Ba là, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà
trường về thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, với phương châm “Năm tốt”:
Quản lý tốt, giảng dạy tốt, nghiên cứu tốt, phục vụ tốt và học tập tốt, những năm
qua tập thể cán bộ, giảng viên Trường Chính trị thành phố đã khơng ngừng nỗ lực nêu cao được tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo, tìm ra những biện pháp tích cực nhất nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm tuyển chọn và tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ và bổ sung kiến thức một cách toàn diện hơn. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường nhìn chung giàu lịng nhiệt huyết, ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong những năm qua, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và học viên ngày càng được tăng cường. Chính những điều đó có nghĩa rất lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cũng đã xác định được nhiệm vụ tích cực và tự giác học tập, có ý thức phấn đấu, xác định tốt trách nhiệm học tập để nâng cao trình độ mọi mặt, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong q trình tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Bốn là, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết
triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhờ đó, chính quyền địa phương có điều kiện để xây dựng chế độ, chính sách ưu đãi động viên cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên những kết quả trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ học viên Trường Chính trị thành phố Cần Thơ hiện nay.
2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
Một là, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện vật chất, tinh thần có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc học tập nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Là cán bộ, khi được cử đi học, một mặt họ phải tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình đối với việc phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, mặt khác lại cịn phải chi phí tốn kém hơn cho q trình học tập. Từ thực tế đó, trong những năm qua mặc dù thành phố đã có chế độ phụ cấp và chính họ cũng biết đi học là mang lại hiệu quả thiết thực, song nhiều người vẫn có tâm lý ngại đi học. Hơn nữa, họ vẫn chưa thoát khỏi những hạn chế của những người sản xuất nhỏ là mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm, thỏa mãn với những gì đã đạt được và bằng lịng với cuộc sống hiện tại.
Trình độ học vấn của một số cán bộ cấp cơ sở cịn thấp, trong khi trình độ học vấn là điều kiện bắt buộc để được tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng nói chung, trung cấp lý luận chính trị nói riêng. Muốn đủ điều kiện đi học thì địi hỏi người học phải đi học bổ túc văn hoá, nhưng do nhiều nguyên nhân: lớn tuổi, tâm lý ngại học, bị chi phối bởi cơng việc và gia đình nên rất ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức. Vì vậy, kết quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế. Với mặt bằng kiến thức như vậy sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng học tập của số cán bộ này.
Trong khi cấp cơ sở là một cấp thuộc hệ thống chính trị, nhưng một số cán bộ cho đến hiện nay chưa được coi là cán bộ có lương “trong biên chế Nhà nước”, chỉ được hưởng phụ cấp và sinh hoạt phí. Vì thế, thu nhập của họ rất thấp. Hơn nữa, một số họ lại đảm nhận chức danh theo nhiệm kỳ, nên thường có biểu hiện khơng n tâm cơng tác lâu dài. Từ đó khơng có động lực để trau dồi, nâng cao trình độ về mọi mặt, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, đáp ứng u cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ cơ sở của thành phố trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, một bộ phận không nhỏ cán bộ cấp cơ sở do ảnh hưởng của cơ
chế thị trường đã có sự biểu hiện sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng. Những tiêu cực này đã tác động và ảnh hưởng đến nhận thức tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng, khiến họ chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế mà quên đi lợi ích lâu dài; sao nhãng nghĩa vụ học tập của mình, thiếu ý thức tu dưỡng đạo đức tư cách, thối hóa về chính trị tư tưởng. Đặc biệt là khi được đào tạo, bồi dưỡng xong lại không được dùng làm căn cứ để xét công nhận công chức, nên cũng làm trở ngại việc học tập.
Ba là, chế độ chính sách, kinh phí hỗ trợ cán bộ đi học cũng có tác động
không nhỏ tới tâm lý của người học. Dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố, UBND thành phố cũng đã quy định cụ thể chế độ trợ cấp cho các đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, với mức sống như hiện nay thì mức phu cấp này cịn thấp, chưa thực sự tạo thành địn bẩy để góp phần thúc đẩy cán bộ tự giác học tập, hăng hái làm việc.
Nguyên nhân quan trọng đóng vai trị chi phối, tác động lớn đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng là một số nội dung, chương trình cịn chậm đổi mới, cịn nặng nề về lý thuyết, chưa gắn được nhiều với bồi dưỡng nghiệp vụ và thực tiễn công cuộc đổi mới, thực tế cuộc sống. Phương pháp còn
nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy được tư duy độc lập, sáng tạo của người học. Đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn sách vở giáo khoa, chưa dạy bằng thực tiễn cuộc sống, thực tế để thuyết phục lịng người. Cơng tác tổng kết thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng giảng dạy và học tập còn thấp so với yêu cầu.
Bốn là, đội ngũ giảng viên của Trường thời gian qua tuy được bổ sung,
tăng cường về số lượng và chất lượng. Song, do chưa được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nên vẫn cịn những hạn chế nhất định về kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy... Đội ngũ giảng viên nhà trường cũng ít được tiếp cận với những đợt tổng kết thực tiễn, tổng kết công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng ở cơ sở. Do vậy, cịn thiếu kiến thức thực tiễn.
Năm là, cơng tác lãnh đạo điều hành của các cấp ủy Đảng nhà trường đối
với công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự đổi mới, thiếu khâu đột phá; việc triển khai thực hiện nghị quyết, kế hoạch của Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường cịn thiếu đồng bộ; cơng tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, giảng dạy, học tập còn thiếu chặt chẽ; hoạt động phối hợp giữa các phòng, khoa trong thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được tuân thủ nghiêm túc; tính chặt chẽ, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý một số bộ phận chưa cao.
Một số nguyên nhân nêu trên đã có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Trường Chính trị thành phố hiện nay, ảnh hưởng khơng nhỏ tới nhận thức và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ này. Để khắc phục được những nguyên nhân gây nên những hạn chế, yếu kém như đã nêu địi hỏi phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ của Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường và của chính bản thân đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở ở Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành tích đáng kể, trình độ chun mơn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, do sự tác động của các nhân tố khách quan cũng như chủ quan, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn cịn những hạn chế nhất định, việc đào tạo cán bộ ở thành phố Cần Thơ vẫn thiếu kiến thức, thiếu hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra nên một bộ phận khơng nhỏ cán bộ cịn tỏ ra lúng túng trong quá trình xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra, một bộ phận cán bộ còn thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, chưa thực sự tâm huyết, say sưa với cơng việc, đặc biệt nhiều địa phương có nhiều cán bộ thối hóa biến chất, vi phạm pháp luật nghiêm trọng làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Từ thực trạng đó, cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở ở thành phố Cần Thơ để góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng của cơng cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 3