cán bộ ở Trường Chính trị thành phố Cần Thơ trong thời gian qua
2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trường Chính trị thành phố Cần Thơ
Với chức năng, nhiệm vụ của mình và trên cơ sở chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã thường xuyên chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình và tham mưu với Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị, hành chính, kỷ năng nghiệp vụ cơng tác Đảng, đoàn thể và quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ của thành phố nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng và đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua những kết quả như sau:
- Trường Chính trị thành phố Cần Thơ ln xác định công tác cán bộ nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có vai trị quyết định đối với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, Ban Giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ. Hàng năm, đề xuất với Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố cử giảng viên tham gia các lớp đào tạo cao cấp và trung cấp lý luận chính trị - hành chính, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân (văn bằng 2), các lớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức. Trong hơn 5 năm qua đã đưa hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng chính trị, chun mơn nghiệp vụ, riêng đội ngũ giảng viên có 02 người được đào tạo tiến sĩ, 12 người được đào tạo thạc sĩ. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên đã trưởng thành đánh kể. Hiện nay nhà trường có 55/60 cán bộ, viên chức nhà trường đạt trình độ đại học và sau đại học tỉ lệ 91,66%; riêng đội ngũ giảng viên có 35/60 người tỉ lệ 58,33% (01 tiến sĩ tỉ lệ 2,85%, 24 thạc sĩ tỉ lệ 68,57%, 10 đại học tỉ lệ 28,57%), 01 giảng viên đang học nghiên cứu sinh, 03 giảng viên đang học thạc sĩ; giảng viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp và tương đương 27/35 người tỉ lệ 77,14%, trung cấp 02/35 người tỉ lệ 5,71%; giảng viên hưởng ngạch giảng viên chính 7/35 người tỉ lệ 20%.
- Gắn việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung chương trình của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và Bộ Nội vụ quy định, nhà trường chỉ đạo bổ sung thêm vào chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính nội dung về cơng tác phịng chống tham nhũng, tổ chức cho học viên nghe các đồng chí lãnh đạo thành phố báo cáo chuyên đề tình hình nhiệm vụ địa phương; đối với các lớp đào tạo tập trung nhà trường tổ chức cho đăng ký học tin học văn phịng. Để đáp ứng u cầu xây dựng nơng thôn mới của thành phố, Ban Giám hiệu nhà trường đã tham mưu với Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai chương trình bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, ấp, học viên các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính và học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
- Nhà trường làm tham mưu với Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, phối hợp chặt chẽ với sở, ngành, đoàn thể cấp thành phố, các quận, huyện và đặc
biệt là với các Học viện Trung ương khơng ngừng mở rộng quy mơ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng như: đào tạo tập trung; vừa học, vừa làm; liên kết đào tạo; bồi dưỡng kiến thức theo ngạch bậc, bồi dưỡng kiến thức theo chức danh, tập huấn chuyên đề.... tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng cán bộ đều được bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của nhà trường đã từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, song song với phương pháp thuyết trình truyền thống, cán bộ giảng viên nhà trường đã áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đang được đổi mới, tích cực, lấy người học làm trung tâm và lấy tình huống thực tế làm nền tảng cho việc nghiên cứu giảng dạy và học học tập nhằm khắc phục tâm lý nhàm chán của học viên khi học các môn học khô khan, trừu tượng như triết học, kinh tế chính trị, nhà nước và pháp luật, quản lý nhà nước … Để thực hiện được điều đó, hàng năm Ban Giám hiệu nhà trường ln chú trọng việc cử giảng viên đi tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Qua tập huấn, bồi dưỡng, các giảng viên của trường đã có được những kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy tích cực, từ đó mỗi giảng viên đều nâng cao nhận thức về việc phải đổi mới phương pháp giảng dạy, từ phương pháp truyền thống như trước đây chủ yếu là phương pháp thuyết trình sang phương pháp hiện đại tích cực như: phương pháp phát vấn, phương pháp soạn giảng Power Point với nhiều hình ảnh và các số liệu, biểu đồ minh họa. Với những phương pháp phong phú và đa dạng đã tạo điều kiện cho các giảng viên có điều kiện chọn lựa và áp dụng phù hợp với các đối tượng cụ thể của từng lớp học, tạo hứng thú hơn cho học viên.
Từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng giảng dạy và học tập ở Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã đạt được những kết quả khá khả quan,
cụ thể là:
- Đối với giảng viên, từ giảng viên giảng dạy lâu năm đến các giảng viên mới đều có chung nhận thức là phải ln đổi mới phương pháp giảng dạy, đây là một trong những vấn đề cơ bản để dạy tốt và học tốt. Vì vậy, tập thể giảng viên của trường đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng giảng dạy, chú trọng nhiều hơn trong việc nghiên cứu, soạn giảng các bài được phân cơng với nhiều hình thức khác nhau như vừa kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp phát vấn, soạn giáo án Power Point; xây dựng các tình huống gắn với hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực, các địa phương; tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong và ngồi thành phố để nắm bắt tình hình, thu thập thơng tin nhằm làm cho nội dung bài giảng phong phú, sinh động, và sát với thực tế hơn. Từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đến nay tất cả các giảng viên của trường đều được học viên đánh giá tốt (thông qua phiếu lấy ý kiến học viên). Đáng chú ý nhất là năm 2012 và năm 2014 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thi giảng viên giỏi tồn quốc, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã chọn 4 giảng viên tham gia hội thi giảng viên giỏi tồn quốc và đều được cơng nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi cấp quốc gia, trong đó có 2 giảng viên dạy giỏi xuất sắc, được giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng bằng khen. Kết quả này đã khích lệ tinh thần cán bộ, giảng viên và nâng cao uy tín của trường, và việc đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng được chú trọng hơn.
- Đối với học viên, thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy của nhà trường chất lượng học tập ngày càng được nâng cao hơn, tâm lý nhàm chán từng bước được khắc phục. Từ kết quả thăm dò ý kiến, đa số học viên cho rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã làm cho các buổi học thêm phong phú, sinh động, việc tiếp thu bài của học viên được dễ dàng, nhớ bài lâu hơn; tính tích cực tham gia học tập của học viên được phát huy. Thơng qua q trình học
tập, học viên cũng đã đóng góp nhiều ý kiến cho giảng viên để khắc phục các nhược điểm, hạn chế trong giảng dạy làm cho chất lượng giảng dạy được nâng cao. Phần lớn học viên ra trường đều dụng ngay những nội dung đã học vào công việc cụ thể tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bảng 2.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ, từ năm 2010 - 2016
Số TT
Năm
Số lượng lớp phối hợp với các cơ sở đào tạo
TW mở Số lượng lớp Trường Chính trị TP mở Cao cấp (lớp/ học viên) Cử nhân (lớp/ học viên) Bồi dưỡng (lớp/ học viên) Trung cấp (lớp/ học viên) CVC (lớp/ học viên) CV (lớp/ học viên) Cán sự (lớp/ học viên) BD Chức danh, BD khác (lớp/ học viên) 01 2010 2/200 1/94 7/568 3/292 02 2011 1/98 1/102 8/602 3/287 03 2012 1/97 1/107 10/715 1/86 5/436 3/135 04 2013 2/160 19/1402 1/100 7/554 1/80 8/319 05 2014 2/130 1/80 19/1460 1/70 6/495 7/510 06 2015 2/150 3/433 17/1144 2/160 5/400 1/70 3/180 07 2016 2/150 14/960 4/440 7/780 Cộng 12/985 3/289 4/527 94/6851 9/856 36/3244 2/150 21/1144
Nguồn: Trường Chính trị thành phố Cần Thơ
Qua bảng thống kê cho thấy từ năm 2010 – 2016 nhà trường đã tổ chức và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng được 181 lớp các loại với số lượng 14.046 học viên. Trong đó, cán bộ cấp cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng và được cấp bằng, chứng chỉ là 6.306 người, đang được đào tạo là 840 người, cụ thể:
Về đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính: Mở được 94 lớp số lượng 6.851 học viên, trong đó có 62 lớp mở tại sở, ngành, quận, huyện, số lượng 4.710 học viên.
Về liên kết đào tạo: Đã phối hợp với các Học viện quốc gia: Học viện Chính trị, Học viện Hành chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện khu vực IV mở 19 lớp các loại số lượng 1.801 học viên, trong đó có 12 lớp cao
cấp lý luận chính trị - hành chính số lượng 985 học viên, 03 lớp đại học số lượng 289 học viên (2 lớp đại học hành chính số lượng 209 học viên, 01 lớp đại học Quản lý xã hội số lượng 80 học viên), 04 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính số lượng 527 học viên.
Về bồi dưỡng cán bộ: Từ 2010 đến nay nhà trường đã mở 162 lớp bồi dưỡng các loại số lượng 12.345 học viên, trong đó có 09 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính số lượng 856 học viên, 36 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên số lượng 3244 học viên, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức ngạch cán sự số lượng 150 học viên; 21 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho các chức danh: Bí thư đảng ủy, trưởng, phó các đồn thể xã, phường, thị trấn; trưởng, phó phịng cơ quan, đơn vị quận, huyện, thành phố ... số lượng 1.144 học viên.
Từ số liệu thống kê cho thấy trong những năm qua Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã đào tạo, bồi dưỡng số lượng rất lớn cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ dự nguồn; việc đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu về công tác cán bộ cũng như yêu cầu về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của thành phố.
Để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả nêu trên, hàng năm nhà trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát thống kê đối tượng cán bộ trong diện được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ và thơng qua đó xây dựng kế hoạch làm tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố chỉ đạo thực hiện kế hoạch mở lớp phù hợp với điều kiện thực tế về cơng tác cán bộ của thành phố nói chung, hoạt động giảng dạy của nhà trường nói riêng.
Theo đánh giá Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tổ chức các Quận ủy, Huyện ủy và kết quả điều tra khảo sát của Trường Chính trị thành phố thì đội ngũ cán
bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đã có sự chuyển biến đáng kể về mặt nhận thức, tư tưởng cũng như năng lực lãnh đạo, quản lý; trong giải quyết cơng việc, xử lý những tình huống phức tạp trên địa bàn kịp thời, tự tin.
2.2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trường Chính trị thành phố Cần Thơ
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ những năm qua còn những mặt hạn chế tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, cụ thể là:
Về nội dung chương trình: Trong thời gian qua các nội dung chương trình
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngày càng được chú trọng xây dựng và phát triển, hình thành hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung, chương trình, tài liệu thường xun được nghiên cứu, hồn thiện theo hai hướng: cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các chương trình đang sử dụng như chương trình chun viên, chun viên chính, biên soạn mới một số chương trình, tài liệu hệ tập trung cho hai đối tượng là cán bộ, cơng chức hành chính và cán bộ cơng chức cấp xã. Các chương trình mới đã chú trọng đến nâng cao kiến thức và kỹ năng thực thi công vụ theo chức trách, nhiệm vụ cán bộ, công chức đảm nhiệm.
Tuy nhiên, chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính có đổi mới nhưng chậm được cập nhật những kiến thức mới, chủ trương, đường lối, chính sách mới trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu tùy thuộc vào trách nhiệm, trình độ, năng lực của mỗi giảng viên; về nội dung, chương trình cũng có những bất cập như: cịn chồng chéo giữa các mơn học, phần học, nội dung kiến thức và thời lượng bố trí… Quy chế đào tạo cịn nhiều bất cập, nhiều đầu mối chỉ đạo thực hiện, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng còn chồng lấn giữa thẩm quyền Trung ương với địa phương. Các chương trình bồi dưỡng theo chức danh do Bộ Nội vụ
biên soạn quá lạc hậu, các chương trình bồi dưỡng khác chủ yếu nhà trường phối hợp với các đơn vị liên quan chọn và biên soạn theo yêu cầu công việc.
Về phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy khoa học là một
trong những yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống trường chính trị cả nước nói chung, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ nói riêng. Tuy nhiên, trong cơng tác giảng dạy hiện nay của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ việc sử dụng, kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp truyền thống với phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại cịn có những bất cập, khó khăn, thiếu tính đồng bộ. Có giảng viên cịn nặng về thuyết trình, có giảng viên nặng trình chiếu giáo án lên màn ảnh để học viên chép; chiếu hình ảnh, nhân vật, sự kiện mà khơng có sự giải thích, phân tích để làm sáng tỏ, hoặc bài giảng chiếu lên có rất nhiều màu sắc làm cho người học khó nhìn, khó theo dõi…Mặt khác, lớp học thường rất đông, đa số từ 80 người trở lên, màn ảnh nhỏ, chữ nhỏ, người học đa phần lớn tuổi, những người ngồi phía sau hội trường rất khó theo dõi, ghi chép. Cá biệt có những giảng viên ngẫu hứng, bức xúc sa đà những quan niệm riêng trên lớp.