Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ của TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 34 - 44)

Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1. Những yếu tố tác động đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ởTrường Chính trị thành phố Cần Thơ Trường Chính trị thành phố Cần Thơ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội thành phố CầnThơ Thơ

2.1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên của thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sơng Mê Kơng và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C).

Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sơng

Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích

nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích tồn vùng và dân số vào khoảng 1.400.200 người, mật độ dân số tính đến 2015 là 995 người/km². Cần Thơ là thành phố lớn thứ tư của cả nước, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sơng Mê Kơng.

Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau: Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt; cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh; cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai; cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái

Thành phố Cần Thơ nằm tồn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa Sông Mê

Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của

dịng sơng Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua q trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đơng

bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố cịn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành

phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sơng Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.

Ngồi ra do nằm cạnh sơng lớn, Cần Thơ có mạng lưới sơng, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, khơng có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng

11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng

28 °C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

Thành phố Cần Thơ có Sơng Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng

4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ cịn 2.000 m3/s. Mực nước sơng

lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các

quận Ơ mơn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sơng

Hậu tại bến Ninh Kiều. Sơng Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng

tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thơng. Sơng Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thốt nước rất tốt. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cịn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy.

Với lịch sử hình thành, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Cần Thơ, đây chính là cơ sở, nền tảng hình thành nên tính cách và văn hóa của con người vùng đất Cần Thơ với những nét riêng biệt.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Cần Thơ - Về đơn vị hành chính:

Xác định tỉnh Cần Thơ giữ vai trị động lực của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long, sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận,

huyện thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Như vậy, hiện nay thành phố Cần Thơ 9 đơn vị hành chính với 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ơ Mơn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh; có 67 đơn vị hành chính phường xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn với tổng dân số 1.251.809 người.

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ năm 2016 Số TT Quận, huyện Dân số (người) Nữ (người) Dân tộc (người)

1 Quận Ninh Kiều 260.833 125.507 11.881

2 Quận Bình Thủy 121.721 63.616 1.048

3 Quận Cái Răng 93.733 48.029 2.465

4 Quận Ơ Mơn 137.317 57.203 6.988

5 Quận Thốt Nốt 168.022 72.041 1.470

6 Huyện Phong Điền 101.965 51.830 630

7 Huyện Thới Lai 124.818 55.320 4.402

8 Huyện Cờ Đỏ 126.549 26.437 8.956

9 Huyện Vĩnh Thạnh 116.851 60.715 1.089

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ và Trang thông tin điện tử quận, huyện thành phố Cần Thơ

- Về kinh tế:

Kinh tế thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển đáng kể; nguồn lực xã hội tiếp tục được phát huy, đóng góp bước đầu vào sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Tăng trưởng kinh tế (GDP - giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,19%. Đến năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 77.925 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2010, hàng năm đóng góp cho vùng khoảng 12- 12,5%; tổng sản phẩm bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 78,46 triệu đồng, tương đương 3.626 USD, tăng 2,15 lần so với năm 2010[7].

Sản xuất cơng nghiệp, tập trung vào sản phẩm có giá trị gia tăng, từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu. Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 103.324 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010 và tăng bình quân 10,1%/năm. Lĩnh vực thương mại phát triển nhanh, đa dạng với nhiều loại hình và có tính chất chi phối, tác động các lĩnh vực khác phát triển. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 107 chợ truyền thống, 12 siêu thị và trung tâm thương mại đang hoạt động, góp phần làm phong phú, đa dạng thị trường hàng hóa. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 320.916 tỷ đồng, vượt 10,1% kế hoạch, gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2006 – 2010 [7].

Dịch vụ phát triển năng động, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Dịch vụ vận tải phát triển cả đường bộ, đường thủy và hàng khơng, vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 3,34%/năm, vận chuyển hành khách tăng bình quân 4,15%/năm, đứng đầu trong vùng và đứng thứ 3 cả nước. Các dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển mạnh, vốn huy động đạt 45.300 tỷ đồng (tăng hơn 02 lần so

với năm 2010), đáp ứng 83,3% tổng dư nợ cho vay. Dịch vụ thông tin và truyền thông phát triển rộng khắp, với 54 cơ quan báo, đài Trung ương có Văn phịng đại diện, kịp thời thơng tin, tun truyền nhiệm vụ chính trị của đất nước, khu vực và thành phố.

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, chất lượng cao. Tích cực triển khai nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn ni, thủy sản; hình thành và phát huy mơ hình cánh đồng lớn khá hiệu quả; giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 12.267 tỷ đồng (giá so sánh 2010), bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 3,7%/năm, giá trị sản xuất bình qn trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp đạt 109,4 triệu đồng/ha vào năm 2015.

Việc huy động các nguồn lực đầu tư trong 5 năm trên 200.000 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 58.256 tỷ đồng, vượt 23,9% chỉ tiêu nghị quyết, tăng bình quân 4,7%/năm; tỷ lệ huy động ngân sách/GDP đạt 9,8% (chỉ tiêu là 10 - 11%); tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 43.780 tỷ đồng, vượt 20,3% chỉ tiêu, tăng bình quân 6,9%/năm, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra [7].

Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng phát triển, công tác thủy lợi kết hợp phát triển hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, cụm dân cư vùng lũ, phát triển mạng lưới điện, cung cấp nước sạch sinh hoạt... được quan tâm đầu tư, gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư. Đến năm 2015, cơng nhận 12 xã đạt tiêu chí nơng thơn mới, chiếm 33,3% tổng số xã, vượt 20% kế hoạch; tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới gần 3.700 tỷ đồng.

Quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2011-2015 thu hút 38 dự án, với tổng vốn đăng ký 391

triệu USD, vốn thực hiện chiếm 43,5% tổng vốn đăng ký. Việc huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị, hỗ trợ giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội được tăng cường, góp phần nâng cao đời sống người dân, cải thiện cơ sở hạ tầng đơ thị, nơng thơn.

Kinh tế có phát triển, nhưng một số chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao. Chưa xác định rõ sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp mũi nhọn để đầu tư đúng mức; chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của thành phố về thương mại, dịch vụ và du lịch; xây dựng nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa cịn nhiều khó khăn, chưa gắn kết được chuỗi giá trị cho nơng sản. Mơi trường và cơ chế, chính sách chưa thật sự thơng thống để thu hút đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

- Về xã hội:

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, y tế có nhiều tiến bộ; văn hóa - xã hội chuyển biến tốt, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên, rút ngắn dần khoảng cách giữa nội thành và ngoại thành. Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư, phát triển theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa, xây dựng mới 140 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 192 trường, đạt 43% tổng số trường. Huy động học sinh đến lớp đúng độ tuổi ở các cấp học đạt mục tiêu nghị quyết đề ra, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn, chất lượng dạy và học được nâng lên. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tiếp tục phát triển, nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hoạt động khoa học cơng nghệ có nhiều tiến bộ, đưa vào hoạt động Dự án Trung tâm Kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vùng, Trung tâm Thông tin tư

liệu và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ, tiềm lực khoa học và cơng nghệ bước phát huy vai trị là trung tâm của vùng về khoa học và công nghệ. Triển khai 91 đề tài, dự án cấp thành phố thuộc các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo máy nơng nghiệp, năng lượng, y tế, môi trường… bước đầu đem lại hiệu quả. Dịch vụ khoa học công nghệ, nhất là dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định đã phát huy tác dụng trong công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ cho các tỉnh trong vùng. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, số văn bằng bảo hộ của các doanh nghiệp tại thành phố chiếm khoảng 25% tổng số văn bằng bảo hộ của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ln được chú trọng. Đầu tư mở rộng, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Đến nay, số giường bệnh trên vạn dân đạt 32,21 giường (tăng 05 giường so với năm 2010); số bác sĩ trên vạn dân đạt 11,33 bác sĩ (tăng 2,46 bác sĩ so với năm 2010), hàng năm có khoảng 30% bệnh nhân ngồi thành phố đến khám và chữa bệnh. Thực hiện tốt cơng tác phịng, chống dịch chủ động, kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm, không phát sinh ổ dịch lớn trên địa bàn.

Quan tâm chăm lo các đối tượng chính sách và đảm bảo an sinh xã hội. Vận động các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước xây mới, sửa chữa trên 2.000 căn nhà tình nghĩa cho người có cơng với Nước; xây dựng 8.000 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 1,84% vào năm 2015.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được củng cố và từng bước nâng cao chất lượng, công nhận 22 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa, vượt 3,6% kế hoạch. Việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa được quan tâm thực hiện. Phong trào thể dục - thể thao quần chúng và hoạt

động thể dục - thể thao cơ sở có bước tiến rõ nét. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ln được duy trì và phát triển, số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đều tăng hàng năm. Hoạt động thể thao thành tích cao có nhiều tiến bộ, đạt 400 huy chương các loại, trong đó có nhiều huy chương tại các giải thể thao quốc tế.

Lĩnh vực thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển, vận hành ổn định hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông của thành phố; hạ tầng mạng lưới viễn thơng, Internet được đầu tư ngày càng hồn thiện, cơ bản hồn thành mạng băng thơng rộng đến các xã, phường, thị trấn. Báo chí và phát thanh, truyền hình phát triển nhanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương và cả nước.

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường được quan tâm đầu tư; xây dựng hoàn thành, đưa vào vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ của TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w