đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
3.2.2.1. Rà soát, bổ sung ban hành kịp thời các văn bản liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng
Chú trọng việc thực hiện rà sốt, đánh giá hiệu quả, tính đồng bộ, khả thi của các văn bản liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nói chung và cán bộ cấp cơ sở ở thành phố Cần Thơ nói riêng. Trên cơ sở kết quả rà soát và những kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố. Sở Nội vụ thành phố tiến hành xem xét các văn bản trong phạm vi thẩm quyền tham mưu hoặc kiến nghị với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản không đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xây
dựng, ban hành những văn bản mới về quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng phù hợp với nét đặc thù của thành phố Cần Thơ và tình hình cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập hiện nay.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cần thường xuyên tự kiểm tra, rà sốt, hệ thống hố và đánh giá tính hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác đào tạo, bồi dưỡng, trên cơ sở kết quả đó, các cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Trong thời gian trước mắt cần tập trung nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ một số vấn đề sau:
- Kết hợp với việc phân cấp quản lý cán bộ và phân cấp về tài chính, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản quy định việc phân công, phân cấp và tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở theo hướng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan và tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ có tính hợp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
- Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ tài chính, Bộ giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan nghiên cứu nội dung, phạm vi phân công, phân cấp và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. Cần có cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho cơ quan nội vụ địa phương chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan mình.
- Các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, thống nhất và phù hợp với tình hình thực tiễn về các chế độ đãi ngộ, thù lao cho giảng viên, các mức chi
phí cho việc xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu, quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, cơng chức được cử đi học, hồn thiện cơ chế đánh giá chất lượng và quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với cán bộ cấp cơ sở, ban hành quy chế cấp phát và sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... ngồi ra, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan cần sớm nghiên cứu và quy định chế độ khuyến khích cán bộ đi học tập, bố trí sắp xếp cơng việc phù hợp sau khi cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ ưu tiên trong bổ nhiệm, đề bạt những đối tượng đã được đào tạo, bồi dưỡng...
3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thành phố Cần Thơ
Nhìn chung, các văn bản đã quy định khá rõ mục tiêu, nguyên tắc và chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chế độ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ quy hoạch lãnh đạo, quản lý; nội dung, chương trình, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng; phân công, phân cấp tổ chức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chính sách, chế độ đối với giảng viên; điều kiện và quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung của các văn bản đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới toàn diện trên các mặt: chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường phân cấp cho các ngành, địa phương trong tổ chức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới hình thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng hành chính cho cán bộ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng và bảo đảm quyền của cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, cần tiến hành rà soát, đánh giá đúng hạn chế, vướng mắc của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, từ đó đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hồn thiện, đó là:
- Đối với Trung ương
Văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về đào tạo, bồi dưỡng chậm được ban hành và chưa đầy đủ. Đến nay chưa có văn bản (nghị định) quy định về chế độ, nội dung, chương trình, tổ chức và quản lý cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kể cả cán bộ cấp xã. Đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18 theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định này đối với cán bộ (Điều 1).
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Nghị định số 29 quy định về đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại Điều 32 đến Điều 36, nhưng đến nay vẫn chưa ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức (đang dự thảo). Đề nghị nghiên cứu ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều về đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Nghị định số 29, trong đó, quy định cụ thể về chế độ bồi dưỡng, chế độ, điều kiện đào tạo đối với viên chức, các hình thức khen thưởng, xử lý vi phạm đối với viên chức được bồi dưỡng, đào tạo theo hướng: Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trong đào tạo, bồi dưỡng viên chức; phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng (viên chức hoạt động chuyên môn nghề nghiệp; viên chức lãnh đạo, quản lý; viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính - tổng hợp, kế hoạch - tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập); Bảo đảm quyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của viên chức gắn với nghĩa vụ của viên chức bằng các chế tài xử lý hành chính và tài chính.
Cơng tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng còn còn một số vướng mắc, bất cập. Do đó, Ủy ban nhân dân thành phố cần thực hiện rà sốt, đánh giá hiệu quả, tính đồng bộ, khả thi của các văn bản liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nói chung và cán bộ cấp cơ sở của thành phố Cần Thơ nói riêng. Trên cơ sở kết quả rà soát và những kiến nghị của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn thành phố. Sở nội vụ tiến hành xem xét các văn bản trong phạm vi thẩm quyền tham mưu hoặc kiến nghị với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản không đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xây dựng, ban hành những văn bản mới về quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng, cụ thể là Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ. Thành phố cần tiếp tục thực hiện chính sách này, tuy nhiên, cần nghiên cứu nâng mức hỗ trợ cho phù hợp với tình hình giá cả hiện nay.
Đối với đội ngũ giảng viên Trường Chính trị thành phố, cần xác định quy định về những tiêu chuẩn cụ thể cho giảng viên, giảng viên kiêm chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tăng cường biên chế, đảm bảo chất lượng biên chế cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thành phố; xây dựng bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ giảng viên, tạo ra cơ chế thu hút những người có trình độ, năng lực, nhiệt tình bổ sung cho đội ngũ cán bộ giảng dạy trong Trường Chính trị thành phố, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, đồng thời, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên giảng dạy theo hướng ưu tiên nhất định về kiến thức quản lý nhà nước, về phương pháp đào tạo cho người trưởng thành. Tổ chức thường xuyên các khoá huấn luyện về phương pháp đào tạo cho đội ngũ giáo viên kiêm chức nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ này.
3.2.2.3. Thực hiện và hồn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ
Chế độ chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, cơng chức. Đó là yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Do đó, việc xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ mới đảm bảo yêu cầu cần tập trung mấy vấn đề cơ bản sau:
Giải quyết tốt vấn đề tiền lương: Đây là vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với những cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước; phải có sự phân biệt rõ ràng mức độ khác nhau về tiền lương giữa người cống hiến ít với người cống hiến nhiều nước nếu chưa đạt được điều đó nghĩa là tiền lương cịn nhiều bất cập từ việc đánh giá chất lượng cán bộ đến việc thiết kế chế độ tiền lương. Với cách nhìn nhận như vậy hệ thống cơ chế, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ chưa trở thành địn bẩy kích thích sự nhiệt tình, hăng say của cán bộ cấp cơ sở. Hệ thống chính sách vẫn mang tính chắp vá khơng đồng bộ, chưa khuyến khích được tính tích cực của cán bộ để họ chuyên tâm với công việc được giao, việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách cịn chồng chéo, thiếu nhất quán.
Do đó, phải tiếp tục cải cách chế độ tiền lương đảm bảo tiền lương phản ánh năng lực thực tế, khả năng đóng góp của cán bộ đối với xã hội, khơng cào bằng, khơng bình qn chủ nghĩa, khơng để tình trạng mỗi lần tăng mức lương tối thiểu lại không đủ bù lại bão giá qua lương. Trong điều kiện làm việc như nhau, không ưu đãi, đặc quyền, đặc lợi đối với bất kỳ ai. Để đảm bảo cho cán bộ tâm huyết với nghề nghiệp cần có chính sách tiền lương phù hợp với sự phát triển của xã hội. Phải cải tiến chế độ tiền lương đảm bảo tiền lương có thể được coi là nguồn sống, đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động và một phần trang trải
cho gia đình của họ, đảm bảo mức sống của người lương thấp cũng không thấp hơn so với mức sống trung bình của xã hội.
Cùng với việc cải cách tiền lương, cần mở rộng và hoàn thiện hệ thống chính sách kích thích, khuyến khích tài năng, thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng đối với cán bộ cấp cơ sở có thành tích xuất sắc trong cơng tác. Có chế độ đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. Đối với cán bộ có tài cần thu hút họ khơng để lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng cao. Song song với các chính sách trên cần quan tâm xây dựng, hồn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tìm nguồn bồi dưỡng tài năng từ giai đoạn tiền cơng vụ. Đầu tư kinh phí hợp lý để cử cán bộ ưu tú đi đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thực tế, nâng cao trình độ ở trong và ngồi nước...
Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần: Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ như nâng bậc lương, thi nâng ngạch, chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, khi hoạn nạn, khó khăn góp phần động viên cán bộ yên tâm tư tưởng, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
3.2.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ sở đào tạo
Để Trường Chính trị thành phố Cần Thơ và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện của thành phố nâng cao chất lượng hoạt động, cần xây dựng cơ chế phối hợp, sự chỉ đạo thống nhất, thông suốt giữa Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đối với các cơ sở đào tạo này; cần phải phân định hợp lý những nội dung nào do Thành ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung nào giao cho Ủy ban nhân dân thành phố quản lý, phải xác định rõ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó với Trường Chính trị thành phố. Trong Thơng báo số 181- TB/TW, Quyết định số 184- QĐ/TW ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) về trường chính trị cấp tỉnh, trong đó nêu rõ: “Trường chính trị cấp tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện thống nhất sử dụng con dấu, thể thức văn bản là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện”. Như vậy, các chế độ, chính sách cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng; các quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sẽ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thống nhất quyết định và tổ chức triển khai thực hiện. Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo, lãnh đạo công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện.
Hiện nay, các lớp tại chức mở tại quận, huyện của thành phố chủ yếu được đặt tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện. Trong khi đó, theo quy định của Đảng, Nhà nước thì Trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện khơng phải là cơ quan trực thuộc cấp dưới của Trường Chính trị thành phố. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ tại các quận, huyện, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các trung tâm trong việc tổ chức và quản lý lớp học, bố trí nơi ăn nghỉ cho giảng viên và những điều kiện thuận lợi để phục vụ cho quá trình giảng dạy đạt hiệu quả.
Như vậy, việc xây dựng và hồn thiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói riêng trong thực tế khơng thể vượt quá điều kiện và những nguồn lực kinh tế hiện có