Có thể thấy rằng nghiệp vụ bán hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thương mại nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt. Đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra được chỗ đứng cho riêng mình trên thương trường cũng như mỗi doanh nghiệp thương mại cần phải tìm ra được biện pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng để đứng vững và ngày càng phát triển hơn trong thị trường này. Doanh nghiệp thương mại ngoài việc quan tâm tới chất lượng hàng hoá, giá cả, các dịch vụ sau bán, chính sách thu hút khách hàng (quảng cáo, tiếp thị, giảm giá..) cần phải chú trọng nâng cao đến nghiệp vụ bán hàng vì đây là khâu quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như xây dựng được mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhận được đánh giá tốt của các nhà bán lẻ về nhóm yếu tố này nhưng Tuấn Việt cũng cần phải quan tâm thực hiện những giải pháp sau:
Trước hết, doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ bán hàng của lực lượng nhân viên bán hàng, không chỉ qua các đợt huấn luyện thường kỳ, mà còn thông qua việc kiểm tra thường xuyên của Giám sát bán hàng. Bên cạnh đó, để tránh trường hợp các nhân viên bán hàng làm việc đối phó và chiếu lệ khi không có sự giám sát của giám sát bán hàng, việc kiểm tra Báo cáo bán hàng hàng ngày cần được chú trọng hơn.
Ngoài ra, nhân viên cũng cần phải ý thức được mức độ quan trọng của việc thực hiện bán hàng đúng quy trình đối với khả năng tăng doanh số của mình. Trong quy trình đó, các Hỗ trợ xúc tiến quảng cáo cần được chú trọng thực hiện một cách hợp lý. Các hoạt động này không chỉ hướng đến việc tăng doanh số bán hàng của chi nhánh, mà về lâu dài, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa thành viên kênh và những nhân viên bán hàng có năng lực.
Thứ hai, để đảm bảo được sự ổn định trong các tuyến bán hàng, doanh nghiệp cần có các chính sách để giữ chân nhân viên, nhất là những nhân viên bán hàng có trình độ. Ngoài ra, việc luân chuyển tuyến bán hàng của nhân viên bán hàng không nên diễn ra trong thời gian ngắn. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong lực lượng giám sát bán hàng tại một tuyến bán hàng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng khách hàng đánh giá cao các hỗ trợ của Nhà phân phối. Bởi lẻ khi thành viên kênh đã quen thuộc với sự hỗ trợ của một giám sát bán hàng, thì một giám sát bán hàng khác khó có thể có được những bắt đầu thuận lợi với khách hàng khi đảm nhiệm tuyến bán hàng mới.
Bên cạnh đó, để duy trì được nhân viên, thì nhất thiết phải tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên; nhà quản lý, là các giám sát bán hàng cần dành thời gian
tiếp xúc và thông hiểu cấp dưới, phải có thành tích và chiếm được lòng tin của cấp dưới.
Thứ ba, đối với việc tuyển chọn nhân viên bán hàng mới, nhằm tránh tình trạng nhân viên mới không thoả mãn, hay không chịu được áp lực công việc và xin thôi việc sớm có thể ảnh hưởng không tốt đến thái độ của thành viên kênh, cũng như gây tốn kém cho doanh nghiệp, cần phải có các quy định ràng buộc chặt chẽ về thời gian làm việc của nhân viên mới. Việc kiểm tra năng lực và mức độ phù hợp với công việc của nhân viên cần tiến hành kỹ lưỡng và cẩn trọng.