Chúng ta bắt đầu từ những gì con người sợ hãi.
Bạn có sợ chó mèo không? Bạn có sợ sếp và cha mẹ không? Bạn có sợ bị bắt nạt không? Bạn có sợ thất bại không?... Nếu yêu cầu chúng ta viết hết những nỗi sợ hãi của mình ra giấy thì e rằng rất nhiều người trong số chúng ta giật mình. Là những người cha, người mẹ uy quyền trong nhà nhưng chúng ta cũng có những nỗi sợ giống như con trẻ.
“Con nghé khi mới sinh ra không hề biết sợ hổ”. Thực ra khi sinh ra chúng ta rất dũng cảm, nếu loại bỏ những nhân tố di truyền thì phần lớn nỗi sợ hãi của chúng ta là do tưởng tượng, những gì trói buộc chúng ta cũng là do chúng ta nghĩ ra. Sinh ra đứa trẻ vốn không biết sợ chuột, nhưng khi cha mẹ hét lên kinh hãi và tỏ ra lo sợ khi nhìn thấy chuột thì đứa trẻ cũng sẽ bắt chước theo. Trong khi bọn chuột nhắt lại chẳng thể làm bị thương ai cả. Cũng có nghĩa là nỗi sợ hãi đó hoàn toàn do chúng ta tưởng tượng ra.
Nếu cha mẹ biết nhìn nhận và tổng kết những gì đã trải qua, họ sẽ phát hiện ra rằng, tính nguy hiểm của những thứ mà chúng ta sợ thực ra đã bị thổi phồng. Bản thân chúng ta cũng không biết được điều đó nên lại truyền nỗi sợ đó cho con cái. Vì thế, cha mẹ hãy là tấm gương tốt cho con, cố gắng không nói về những khó khăn trước mặt con, tránh cho con chưa làm đã sợ. Chúng ta nên biết rằng, có những khó khăn thực ra không hề tồn tại, mà cho dù có tồn tại đi nữa, thì cũng không phải là không thể khắc phục. Chúng ta luôn có nhiều con đường lựa chọn.
Nếu một người cha nào đó không thành công trong việc dạy học và thường nói với con mình rằng dạy học rất khó, phải học hành chăm chỉ vào, thì đứa con sẽ thấy sợ việc dạy học. Trong khi chúng ta lại không thể nào làm tốt những việc mà chúng ta cảm thấy sợ.