Đừng vội vàng kết tội con cá

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 35 - 36)

Nhà giáo dục người Liên Xô cũ Suhomlinski từng nói: “Chắc chắn rằng mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành người tốt”. Nếu những biểu hiện của trẻ không được như mong đợi, ví dụ nghịch ngợm, lười học, vi phạm kỉ luật của nhà trường, thì cha mẹ cũng đừng vội kết tội con cái, và giả sử chúng có thực sự cố ý làm chúng ta tức điên lên thì chúng ta cũng đừng trách con.

Cha mẹ kết tội trẻ, dựa vào một lôgic: “Cha mẹ đã hy sinh cho con nhiều như vậy, chúng nên nghe lời cha mẹ mới phải, nếu chúng coi nhẹ mọi thứ, làm trái mong muốn của chúng ta thì chắc chắn chúng muốn đối đầu với cha mẹ”. Tiền đề của thứ lôgic này có liên quan đến động cơ của việc sinh con, đó là cha mẹ vì để thỏa mãn mong muốn của mình nên mới sinh ra đứa trẻ.

Cha mẹ mong con mình xếp thứ nhất, mong con mình được thầy cô biểu dương, khi trẻ không làm được những điều đó, có phải chúng cố ý làm cha mẹ tức phát điên không? Hãy nhớ lại khi chúng ta còn nhỏ, ai chẳng muốn được xếp nhất lớp, ai chẳng muốn được thầy cô biểu dương. Thay vì nghĩ rằng trẻ cố tình làm trái ý cha mẹ, cha mẹ hãy nghĩ rằng con đã cố gắng hết mình, chẳng qua lúc này con chưa làm được một cách tốt nhất. Dựa trên tiền đề này, chúng ta có thể quay lại để chất vấn chính mình, phải chăng chúng ta đặt kì vọng quá cao vào con cái, hay vì chúng ta quá thiếu lòng kiên nhẫn.

Hồi tưởng lại tuổi thơ của chúng ta, khi chúng ta làm cha mẹ phật lòng, có phải vì chúng ta cố tình không?

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 35 - 36)