Thiếu tình yêu

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 87 - 89)

Những người yếu đuối không thể có tình yêu, vì giá trị đích thực của tình yêu là sự cho đi, nếu không có dũng khí thì không thể nói đến chuyện dám cho đi cái gì. Một người mẹ khi nhìn thấy gián có thể hét ầm và nhảy dựng lên, nhưng khi thấy con mình sắp bị xe đâm thì sẽ mạo hiểm cả tính mạng của mình để cứu con. Khi đó, dũng khí của người mẹ có được là do tình yêu. Ngược lại, nếu tất cả mọi việc cha mẹ làm hết cho con mình, chúng sẽ không có cơ hội được làm việc, không có cơ hội vận dụng khả năng tư duy và khả năng sáng tạo của mình, chúng sẽ mất đi sự can đảm để cho đi và trở nên lạnh lùng, ích kỷ.

Câu chuyện về hai người mẹ

Phòng bệnh 802 có hai người phụ nữ mắc chứng bệnh thiếu máu, một người ở thành thị, một người ở nông thôn.

Người phụ nữ nông thôn than thở:

“Chồng tôi mất sớm để lại cho tôi ba đứa con nhỏ. Khi đó tôi vất vả vô cùng. Chị có mấy cháu?” “Tôi một mình nuôi một đứa con trai. Nó 18 tuổi rồi, nó ở ký túc xá của trường. Để cho con được đi học, ban ngày tôi đi làm, buổi tối tôi còn đi làm thêm...” “Con chị chắc có chí lắm, mấy năm nữa thôi là chị sướng rồi”. Nghe thấy vậy người phụ nữ thành thị rất vui, bèn hỏi người phụ nữ nông thôn: “Con chị đang làm gì?” Người phụ nữ nông thôn nói: “Làm việc chân tay thôi. Thằng lớn làm ruộng, thằng thứ hai và thằng út đi làm thuê”. Cuộc trò chuyện tiếp tục, họ phát hiện ra rằng cả hai đều sinh vào ngày 5/9. Chỉ còn ba ngày nữa là tới ngày đó.

Buổi sáng ngày 5/9, khi hai người phụ nữ thức dậy, một chàng trai da đen bánh mật xông vào, trong tay cầm hộp cơm.

Người phụ nữ nông thôn cười nói: “Con không ở nhà thu hoạch đi, đến đây làm gì?” Chàng trai cười: “Hôm này là sinh nhật mẹ, con mang mì trường thọ đến cho mẹ đây. Mẹ ơi, con chúc mẹ sống lâu trăm tuổi”. Một lát sau, cậu con trai thứ hai cũng tới, cậu con út cũng gọi điện tới chúc mừng... Người phụ nữ thành thị nhìn thấy cảnh cả nhà vui vẻ đầm ấm, bất giác cảm thấy chua xót.

Sau khi các con đã về, người phụ nữ nông thôn nói: “Đừng lo, con chị sẽ không quên sinh nhật chị đâu.’ Chập tối, một người đồng nghiệp đến thăm người phụ nữ thành thị, vừa vào cửa đã giơ lên một gói quà và nói: “Đây là quà của con trai chị gửi đến”.

Trong gói quà là quần áo, kèm theo một tờ giấy, người phụ nữ nông thôn cầm tờ giấy lên và đọc: “Chúc mừng sinh nhật mẹ”. Chị đưa lại tờ giấy cho người phụ nữ thành thị, cầm lấy một bộ quần áo và ngạc nhiên: “Ôi, sao con chị lại gửi quần áo đàn ông cho chị thế này?”. Người phụ nữ thành thị trào nước mắt, đó là những bộ quần áo bần cần phải giặt.

Người phụ nữ nông thôn không biết chữ, chị chỉ buột miệng đọc ra thôi, thực ra trên tờ giấy ghi: "Mẹ ơi, con hết quần áo để mặc rồi".

Đây là một câu chuyện đau lòng, mọi sự dồn nén uất ức đều tập trung vào đứa con trai duy nhất của người phụ nữ thành thị. Anh ta lạnh lùng, không biết yêu thương, không biết tri ân, ngày sinh nhật mẹ cũng không nhớ.

Những người con của người phụ nữ nông thôn lại hoàn toàn ngược lại. Họ hiếu thảo, thật thà và trung hậu.

Nhưng nếu chúng ta xem xét một cách bình tĩnh mối quan hệ nhân quả, chúng ta lại không thể chỉ trích người con trai kia một cách đơn giản như vậy và ca ngợi lối sống đạo đức ở nông thôn. Bởi vì nó không giải quyết được những vấn đề thật sự trong việc giáo dục. ở đây có ba vấn đề liên quan đến việc vun đắp tình yêu thương:

Thứ nhất, lối sống đạo đức ở nông thôn được sinh ra từ nền văn minh nông nghiệp, nghèo

khó không phải là căn nguyên của đạo đức.

Thứ hai, việc kế thừa nền văn minh tốt đẹp làm cho việc giáo dục trong những gia đình

nghèo cũng tốt đẹp theo.

Thứ ba, sự lạnh lùng vô tình của những đứa trẻ thành phố là do chúng sống trong điều

kiện vật chất đầy đủ hơn và được nuông chiều hơn những đứa trẻ nông thôn.

chỉ cần thay đổi quan niệm một chút, coi con cái là những người cùng làm chủ gia đình, thì việc nuôi dạy con của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cha mẹ cho con cái cơ hội chính là đã cho mình cơ hội.

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)