Một kiểu thất bại khác là cha mẹ và con cái không nói chuyện với nhau, lâu ngày sẽ thành chiến tranh lạnh. Thực chất chiến tranh lạnh là kết quả của tranh cãi mà không giải quyết được vấn đề. Hậu quả mà nó mang lại còn lớn hơn cả hậu quả của việc tranh cãi. Tranh cãi trong gia đình cho thấy việc giao lưu vẫn diễn ra nên vẫn có cơ hội hòa giải được. Nhưng chiến tranh lạnh lại là sự tích tụ những oán giận khó có thể hóa giải.
Chiến tranh lạnh thường xảy ra giữa cha và con trai. Có những người cha khó nói chuyện với con trai, họ thường biểu hiện thái độ cố chấp, hẹp hòi, trong lòng đầy sự thù địch và ngờ vực, họ luôn hiểu lầm, hiểu sai ý người khác.
Một vị nguyên thủ tướng của Nhật là một ví dụ điển hình.
Ông và con trai mình đã đoạn tuyệt quan hệ cha con trong 23 năm. Hai bên không nói với nhau lời nào. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của ông và cả phong cách làm việc của ông. Trong thời gian đương nhiệm, ông đã từng nhiều lần có hành động khiêu khích quốc gia láng giềng.
Câu chuyện về vị thủ tướng này đã chứng minh cho một lý luận kinh điển của Nho giáo Trung Quốc: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nguyên tắc cơ bản của bốn việc đó có liên quan với nhau. Làm người cha như thế nào thì cũng làm người lãnh đạo như vậy. Chúng ta đối xử với bản thân như thế nào thì cũng đối xử với con cái và với công việc như vậy. Cho nên, chúng ta
mới phải không ngừng kiểm điểm lại mình, nhớ lại quá khứ của mình, tìm ra chính mình để tìm thấy chân lý.
Có lần, tôi nhìn thấy một cậu bé ngồi xổm đi tiểu, tôi bèn hỏi nguyên nhân. Cậu bé nói rất thật lòng, đứng đi tiểu sẽ làm bẩn quần và giày. Câu trả lời thật nghiêm túc và thông minh, hoàn toàn xuất phát từ nội tâm chứ không phải do ai dạy. Nó làm cho chúng ta phải suy nghĩ thật
nhiều.