Đoàn tháp tùng đi xin việc

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 85 - 87)

Vào thời khắc quan trọng, Kinh Kinh đã được giao cho cơ hội tự đảm đương một mình. Cậu thật may mắn. Nhưng còn có không ít đứa trẻ không có được cơ hội như vậy, mà ngược lại còn mất khả năng làm việc. Điều đó sẽ làm trẻ trở nên tự ti, mất dần dũng khí đối mặt với cuộc sống, gánh vác trách nhiệm. Cái vòng tuần hoàn đó sẽ làm cho trẻ đến khi bước vào đại học rồi mà vẫn xảy ra những chuyện hoang đường như câu chuyện sau:

Đoàn tháp tùng đi xin việc

Trong hội chợ việc làm tại một trường đại học, phóng viên đã chứng kiến cảnh đoàn tháp tùng đi xin việc. Trong hội trường chật chội, rất nhiều cha mẹ dắt tay con mình đi khắp các bàn làm việc của các đơn vị phỏng vấn.

Một vị phụ huynh nói: “Chủ yếu là do chúng tôi không yên tâm, chúng tôi sợ con cái bị lừa, hơn nữa đi cùng con, chúng tôi có thể đưa ra ý kiến của mình, khích lệ nó”.

Một vị phụ huynh khác lại có quan điểm giống hầu hết các ông bố, bà mẹ khác: “Trước đây chúng tôi chỉ yêu cầu con học giỏi nên chẳng bao giờ bắt nó làm việc gì. Tìm việc là một chuyện hết sức quan trọng, chúng tôi phải cố hết sức để giúp con mình”.

Sinh viên Tiểu Ninh nói: “Bọn em cũng không muốn bố mẹ đến, nhưng chúng em quả thực không có cách nào khác. Từ nhỏ đến lớn, bọn em sống bên cạnh bố mẹ, nên nếu không có họ ở bên cạnh chúng em cảm thấy không yên tâm”.

Nhưng thật ra cha mẹ đi cùng con cái lại không mang lại may mắn cho chúng. Trưởng phòng nhân sự của một công ty nói với phóng viên: “Một cậu sinh viên đại học cao 1m80 đi xin việc cùng với bố mẹ. Điều kiện của cậu rất tốt, nhưng tổng giấm đốc và chúng tôi đều cảm thấy, tốt nghiệp đại học rồi mà vẫn phải đi xin việc cùng bố mẹ thì khả năng độc lập của cậu ta rất kém. Bởi thế chúng tôi đã không tuyển cậu ta”.

Đánh giá: Làm thế nào để rèn luyện những cán bộ lớp?

Tôi còn nhớ lúc bé tôi vui nhất là khi bố mẹ vắng nhà.

Ở nhà một mình muốn làm gì thì làm. Mong muốn tự do là bản tính của con người, ai cũng có khát vọng chủ động tạo ra một cuộc sống mới. Nhưng bản tính này ở một số đứa trẻ đã dần bị mai một khi mà chúng sống trong một môi trường việc gì bố mẹ cũng làm cho hết.

Từ việc học cho đến tìm việc, bọn trẻ dần cảm thấy sợ khi phải rời xa cha mẹ, chúng không còn khát vọng tự do nữa, ngược lại chúng trốn tránh tự do. Sự sáng tạo đã trở thành một gánh nặng không thể đảm nhiệm. Bởi vậy, nguyên nhân của sự thiếu dũng khí vẫn là thiếu cơ hội làm việc. Cơ hội ở đây không có nghĩa chỉ là cơ hội làm cán bộ lớp, tham gia vào việc quản lý trong lớp, hoặc tự mình đi tìm việc, mà cơ hội làm việc dành cho trẻ phải được cha mẹ tạo ra từ trong gia

đình. Cha mẹ nên giao quyền cho con cái tham gia vào những công việc nhỏ nhặt hàng ngày trong gia đình.

Một cán bộ lớp nói với tôi, khi còn nhỏ, mẹ cậu bé luôn hỏi ý kiến cậu từ những việc nhỏ trong nhà như nên mua thêm đồ đạc gì, quần áo của mẹ ra sao. Những chuyện xem ra nhỏ nhặt đó đã rèn luyện khả năng tư duy của cậu, có tác dụng quan trọng trong việc hình thành khả năng quyết đoán cho cậu. Tuy cậu chưa bao giờ gặp phải tình huống nguy hiểm như cậu bé Kinh Kinh, nhưng dần dần cậu trở thành một đứa trẻ có chính kiến, có dũng khí, có khả năng học tập hơn những đứa trẻ khác. Cho nên, cậu luôn tự mình quyết định những việc quan trọng trong đời như thi đại học, chọn ngành nghề. Trong những công việc của hội sinh viên, cậu ứng phó nhanh nhạy, mọi chuyện suôn sẻ, được các bạn tín nhiệm. Những tố chất lãnh đạo đó đều xuất phát từ thời thơ ấu, từ những lần hỏi ý kiến hay bàn bạc của mẹ cậu. Cách giáo dục đó hiển nhiên có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cha mẹ bỏ ra một đống tiền để mua học hàm cho con.

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)