Không nhắc chuyện cũ, không dùng bạo lực

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 78 - 79)

Bạo lực tinh thần trong gia đình

Giữa cha mẹ và con cái khó tránh khỏi mâu thuẫn.

Cha mẹ thường nổi giận vô cớ chỉ vì những điều không mong muốn trong cuộc sống và sự nghiệp. Đó gọi là “giận quá mất khôn”. Lúc đó chúng ta thường nói ra những lời không nên nói. Nếu chuyện đó thường xuyên xảy ra thì không khác gì một loại bạo lực gia đình. Nghiêm trọng hơn, kiểu bạo lực này rất khó đoán định. Để tránh những lời nói trong lúc giận dữ đó, chúng ta phải quan sát “hình ảnh trong lòng” của cha mẹ.

Hình ảnh trong lòng tức là quan niệm “tôi là kiểu người nào?”. Nó được tạo ra bởi niềm tin vào chính bản thân mình. Phần lớn niềm tin vào bản thân có liên quan đến tuổi thơ. Khi đã hình thành niềm tin đó, chúng ta sẽ không nghi ngờ tính chân thực của nó, ngược lại chúng ta sẽ dựa vào nó để làm mọi việc.

Những người tự nhận mình là “kiểu người thất bại” sẽ tìm đủ mọi cách để thất bại, họ sẽ nghi ngờ sự khích lệ và thiện ý của người khác. Thậm chí khi đứng trước một cơ hội tốt, họ cũng sẽ từ bỏ. Những người tự nhận mình là “vật hy sinh bất công” hoặc “người mệnh khổ” sẽ luôn tìm mọi cách để chứng minh quan điểm đó. Bạo lực tinh thần chính là một trong những cách chứng minh đó.

Rất nhiều cha mẹ tự nhận mình là người thất bại, họ thường coi con là đồ bỏ đi chỉ vì con đánh vỡ một cái bát hay xem ti vi quá thời gian cho phép. Họ sẽ kể ra một loạt các tội lớn nhỏ từ trước đến giờ làm chứng cứ. Kiểu nhắc lại chuyện cũ này sẽ làm trẻ thấy không an toàn mà sinh ra nghi ngờ, lo lắng, cuối cùng ngăn cản chúng nói lên suy nghĩ của mình, dẫn tới tình trạng từ chối giao lưu. Chúng tôi gọi đó là “bạo lực tinh thần”.

Bạo lực tinh thần và bạo lực thân thể

Một người đến tìm tôi xin tư vấn tự nói mình không có cảm giác an toàn, luôn nghi ngờ người khác, cho nên bên cạnh anh ta không có bạn bè. Vì không hài lòng với nhu cầu xã giao nên anh ta lại rơi vào tình trạng lo lắng cô độc. Sau khi được tôi tư vấn, anh ta đã dần hiểu ra, nguyên nhân chủ yếu là cách giáo dục của mẹ anh ta -một người vui giận thất thường, luôn nóng nảy nghi ngờ người khác.

Tìm hiểu kỹ hơn, tôi phát hiện ra rằng, tính khí thất thường của bà mẹ xuất phát từ một tuổi thơ không có cha mẹ, phải sống nhờ người khác. Nguyên nhân làm cho bà có tính cách cực đoan là một tuổi thơ bất hạnh, và tuổi thơ bất hạnh đó của bà lại gây ra bất hạnh cho con bà. Đáng tiếc là, vết thương lòng của người con đó không thể xóa hết cho dù anh đã hiểu mẹ hơn. Nhiều cha mẹ thường dùng lời nói để giày vò con mình, đại loại như: “Sao mày không chết đi cho rồi?”, “Sau này mày chỉ đi nhặt phân thôi”. Đằng sau những câu nói đó là sự oán hận và lo lắng của cha mẹ.

Ngoài bạo lực về lời nói, bạo lực thân thể cũng rất phổ biến. Cách đây không lâu từng có câu chuyện một bà mẹ Nhật để trừng phạt đứa con trai bốn tuổi của mình, bà đã nhốt con trong vali làm con chết ngạt. Người mẹ này khi còn nhỏ đã từng bị cha mình nhốt vào vali khi không nghe lời. Khi làm mẹ bà lại áp dụng cách này trong việc giáo dục con mình. Cách trừng phạt truyền từ đời nọ sang đời kia cho thấy sự cần thiết của việc cha mẹ nhớ lại cách dạy con khi còn bé.

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)