Cô bé thiên tài Lộ Lộ

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 61 - 62)

điều đó.

Cô bé thiên tài Lộ Lộ

Lộ Lộ sinh năm 1981. Cha cô muốn cô sẽ thực hiện mong ước mà mình chưa hoàn thành. Khi con gái mới biết nói ông đã dạy cô bé học thơ cổ, nhớ từ đơn tiếng Anh. Khi con mới được hai tuổi, ông treo một chiếc bảng nhỏ trong phòng khách và chính thức dạy con học. Ông thường nói với người khấc: “Tôi muốn tạo ra một thần đồng”.

Lộ Lộ lớn lên với một ấp lực rất lớn. Cô bé mất đi niềm vui của tuổi thơ và sự tự do lẽ ra phải có. Một buổi chiểu, cha đi họp trên huyện, trước khi đi ông giao cho cô một đống bài tập. Nhưng khi cha vừa đi khỏi, vốn tính ham chơi, Lộ Lộ đã đi chơi cả một buổi chiều với bạn hàng xóm mà không hề ngó ngàng tới bài tập. Kết quả là buổi tối hôm đó cô bé bị một trận đòn ra trò. Từ đó hầu như ngày nào cô bé cũng bị nhốt trong phòng học và làm hết bài tập nọ đến bài tập kia mà chẳng bao giờ hết.

“Thần đồng” quả không phụ công cha, khi 7 tuổi cô bé đã hoàn thành xong chương trình tiểu học, 8 tuổi học xong cấp 2, 10 tuổi cùng lên lớp nghe giảng với các anh chị lớp 10, 13 tuổi thi đỗ vào khoa Sinh của một trường đại học ở Nam Kinh với thành tích xuất sắc. Nhưng từ khi bắt đầu vào đại học, cách giáo dục của người cha đã dần bộc lộ những điểm yếu, nó cho thấy sự bất cập khi cố tạo ra một thần đồng.

Ngoài việc học ra, trước khi vào đại học, Lộ Lộ chưa hề được tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài. Sau khi vào đại học, cô bé không có khả năng tự lo cho cuộc sống của mình, không biết giao tiếp với mọi người. Trong quan niệm của Lộ Lộ, chỉ cần đạt được thành tích tốt là có thể làm bất cứ

việc gì. Đấy là điều tâm đắc mà người cha truyền cho cô. Trong những năm học đại học, dường như Lộ Lộ không hề tự giặt quần áo mà đều là các bạn làm hộ cô. Nhưng Lộ Lộ coi đó là chuyện đương nhiên, vì cô nghĩ ngoài việc học ra, tất cả các việc khác mình không cần phải làm. Đối với tiền bạc, cô luôn đòi hỏi rất nhiều mà không cần biết đến khả năng kinh tế của gia đình. Vì cô cho rằng mình đã hy sinh tự do quý báu từ khi còn nhỏ, hy sinh thời thơ ấu không bao giờ quay trở lại, mang đến cho bố mẹ vinh dự khi có con là “thần đồng” thì bây giờ là lúc họ “báo đáp” lại cô. 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, Lộ Lộ được cừ đi học nghiên cứu sinh. Đây là đỉnh cao trong cuộc đời của cô, và nó cũng báo hiệu sự sụp đổ. Do cách giảng dạy nghiên cứu sinh thiên về tính sáng tạo mà tính sáng tạo lại đến từ cá tính tự do và hứng thú tự phát, nên nó đã đánh vào điểm yếu của Lộ Lộ. Cuộc sống gắn liền với thi cử của cô đã làm cho cô vừa không có niềm yêu thích của riêng mình, lại cũng không có khả năng tìm ra niềm yêu thích. Thành tích của cô nhanh chóng hạ xuống, tính cách ngày càng kỳ quái. Cô bắt đầu đố kỵ với những nữ sinh có thành tích cao hơn mình, ăn trộm vở ghi của họ. Từ chỗ đối địch với bạn học cô đã chuyển sang đối địch với bố mẹ. Hậu quả là cô đã rơi vào trầm cảm kéo dài và đã tự tử khi mới 19 tuổi.

Một phần của tài liệu Làm gì khi trẻ nói không (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)