Thái độ còn biết nói hơn là miệng
Cho rằng chỉ có dùng miệng mới có thể truyền đạt suy nghĩ của mình là một suy nghĩ chưa hoàn toàn đúng đắn. Phải hiểu toàn bộ cơ thể mình, dùng chân tay như là một loại ngôn ngữ, mới có thể truyền đạt suy nghĩ của mình một cách thành công được.
Phương thức hoạt động của đôi tay, cách để chân, sự di chuyển của cái đầu hay đôi mắt, âm thanh cao thấp, quần áo mặc, thái độ hay động tác của bạn đều phản ánh rõ suy nghĩ của bạn.
So với người Âu Mỹ, người Nhật Bản kém hơn trong việc dùng chân tay để biểu đạt ý kiến của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống khác nhau mà ở một vài nơi việc sử dụng quá mức thân thể hay tứ chi để truyền đạt ý nghĩ sẽ bị cho rằng là chuyện rất không tự nhiên.
Thế nhưng, điều không ai ngờ tới là nhiều người cho rằng đối phương tuy lẳng lặng lắng nghe ý kiến của mình, song lại thường nghe không chăm chú. Tư thế của bạn khi trò chuyện có thể làm cho đối phương có những cảm giác không vui, thậm chí cho rằng bạn không biết phép tắc. Ví dụ, dưới đây xin dẫn ra một vài thái độ không được mọi người ưa thích.
1. Âm thanh thiếu biểu cảm làm cho người nghe có cảm giác như trong miệng ngậm cái gì đó, nói năng không rõ ràng, nghe cứ như tiếng thì thầm to nhỏ.
2. Cao giọng nói hùng hồn, với mong muốn làm cho mình chiếm ưu thế cao hơn đối phương. Dường như hy vọng dùng bề ngoài để che giấu cái thiếu bên trong của mình.
3. Hai tay khoanh trước ngực để nghe, cứ như không cảm thấy thích thú với chủ đề nói chuyện, mà đưa ra tín hiệu từ chối.
4. Nâng cao cằm và nói chuyện. Sẽ có thể bị ngộ nhận rằng cao không thể với tới, ngược lại nếu hạ thấp cằm xuống và nói chuyện, lúc này đôi mắt ngước nhìn lên trên, cứ như đang hoài nghi người khác. 5. Liếc mắt nhìn. Sẽ gây cho người ta ấn tượng của một người thâm hiểm, giảo quyệt.
Như vậy, trong một số trường hợp ngôn ngữ chân tay còn có thể nói lên nhiều điều hơn là miệng, nếu bạn làm đối phương có cảm giác: “Nói chuyện với mình toàn bằng thái độ như vậy, vậy anh là loại người nào?”, đối phương sẽ không thể tán đồng những ý kiến mà bạn đưa ra. Quyết không nên tạo ra những tư thế đối phương không thích, đây là điều quan trọng, chớ có nên coi thường.