Tin chắc phủ nhận cũng là ý kiến

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 83 - 84)

- Lông mày lay động

Tin chắc phủ nhận cũng là ý kiến

Nếu bạn nêu ý kiến với cấp trên mà được họ đồng ý ngay thì còn gì tốt bằng. Nhưng đa số các trường hợp sếp thường là người rất “ngoan cố”, không dễ dàng thuyết phục như vậy. Bạn nêu ý kiến, còn chấp nhận ý kiến của bạn hay không thì họ cần phải suy nghĩ cẩn thận.

Nhiều người nản lòng thoái chí vì không được sếp đồng ý ngay với ý kiến mình nêu hoặc bị sếp phản bác “không phù hợp”, “không tán thành”... Thực ra, bạn vội vứt bỏ quan điểm của mình chỉ vì một hai lần không được sếp chấp nhận thì thật là ấu trĩ. Bạn đã quyết định nếu ý kiến với cấp trên thì cũng cần biết rằng phủ nhận cũng là ý kiến, cần phải dũng cảm và chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận lời phủ nhận của đối phương. Bên cạnh đó bạn cũng cần suy nghĩ như thế nào về nội dung và cách nêu ý kiến.

Trước hết, bạn là người nêu ý kiến thì cần phải nêu thật hoàn chỉnh, rõ ràng. Bạn cần phải có nhiều tài liệu để chứng minh cho ý kiến của mình. Nếu không, cấp trên hỏi lại mà không thể trả lời trôi chảy thì lúc đó cấp trên nêu ý kiến với bạn chứ không phải bạn là người nêu ý kiến.

Thứ hai, nội dung ý kiến phải đầy đủ, cần chú ý đến cách nêu ý kiến. Nêu ý kiến với cấp trên là một việc làm tốt, nhưng nếu quá “nhiệt tình” thì bạn sẽ tự chuốc họa vào thân, khi ấy liệu cấp trên có chấp nhận ý kiến của bạn hay không? Do vậy, khi nêu ý kiến với cấp trên đừng bao giờ cho mình là trên hết mà cần phải chú ý đến cấp trên.

“Những người muốn trèo cao thì nên đi trên bậc thang của sự khiêm tốn”. Đó là câu nói của Sêchpia, nhà đại văn hào vĩ đại. Câu nói này cũng rất thích hợp với những người muốn được sếp chấp nhận ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)