LOẠI BỎ CẢM GIÁC LO LẮNG KHI NÓI CHUYỆN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 44 - 45)

“Ngôn ngữ là của nhân loại, im lặng là của thượng đế, nhưng đồng thời cũng là cầm thú và người chết. Do đó, chúng ta cần phải học cả hai kỹ thuật mới được”.

Giỏi lý lẽ, nói chuyện tự nhiên là những thuận lợi vô cùng cho sự nghiệp và cuộc sống của mỗi người. Các nhà diễn thuyết giỏi tranh luận, nói thao thao bất tuyệt luôn được mọi người ngưỡng mộ, sùng bái. Nhưng trong cuộc sống của chúng ta không phải ai cũng có được những kỹ xảo ngôn ngữ cao siêu, chung quanh chúng ta còn có rất nhiều người không giỏi nói chuyện, trầm lặng và ít nói.

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội loài người, văn minh của nhân loại phát triển ngày càng mạnh mẽ thì ngôn ngữ của con người cũng có xu hướng ngày càng phức tạp, ngày càng tinh tế. Đồng thời, do một số người sinh ra đã có cá tính nội tâm, tính tình cô độc nên luôn có tâm lý lo lắng, sợ hãi khi nói chuyện.

“Tôi không dám nói chuyện hay phát biểu trước mặt người khác, nếu làm như vậy thì tim tôi sẽ đập rất nhanh và đầu óc luôn trống rỗng...”. Có người đã thừa nhận như vậy về nỗi khổ sở và nhát gan của mình trong khi nói chuyện.

Tuy vậy, mỗi người sợ nói chuyện đều cho rằng chỉ có mỗi mình là luống cuống, mất bình tĩnh khi nói chuyện, còn người khác thì không. Họ luôn nghĩ rằng: “Tại sao mình luôn như vậy nhỉ?”. Thực ra, đó không phải là một hiện tượng đặc biệt của riêng ai mà con người ai cũng như vậy, chỉ khác người khác không chú ý đến trạng thái nhút nhát của họ mà thôi.

Một học giả sau thời gian dài quan sát đã tìm ra hai nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng căng thẳng, lo sợ khi nói chuyện của con người:

Một là, người ta không muốn thể hiện sự kém cỏi, vụng về của mình. Những người như vậy thường nghĩ, chỉ cần không bộc lộ kiếm khuyết của mình trước mặt người khác thì người ta sẽ không thể biết được. Nhưng hễ đứng nói chuyện trước mặt người khác thì họ đều bộc lộ hết cách suy nghĩ thô thiển, vụng về,

như vậy họ sẽ nghĩ sau này có còn chỗ đứng cho mình nữa hay không? Vì vậy, họ cho rằng không nói chuyện là biện pháp ổn thỏa nhất.

Nhưng, những người có suy nghĩ như vậy nên nghĩ rằng, một người càng cố không bộc lộ khiếm khuyết thì làm sao phát huy tốt sở trường? Nếu phát huy sở trường bị ảnh hưởng thì vô tình sẽ ảnh hưởng tới cách suy nghĩ của người khác đối với bạn, nhiều lúc người ta sẽ đánh giá bạn rất thấp. Thực ra, chỉ cần bạn cố gắng, thật thà phát huy tiềm lực, nói chuyện thành khẩn, không cần cố “kiễng chân cho cao” thì tin rằng sẽ có lúc bạn có những biểu hiện tuyệt vời.

Đồng thời, quan hệ con người với con người trong xã hội hiện đại đòi hỏi xã hội hóa cao độ. con người dù trong cuộc sống hay trong công việc tuyệt đối không thể không tiếp xúc với xã hội, không tiếp xúc với người khác. Hơn nữa, nói chuyện là một cách tiếp xúc quan trọng giữa con người với xã hội và với người khác. Vì vậy, có thể thấy rằng xã hội hiện đại sẽ không chấp nhận, sẽ đào thải những người không muốn nói chuyện. Thực tế chứng minh, ngay cả những người câm điếc cũng cần phải có ngôn ngữ đặc biệt để giao tiếp.

Hai là, không biết cách sắp xếp nội dung nói chuyện, khi nói bạn sẽ cảm thấy lo sợ, hoang mang như bị đẩy đến một thế giới hoàn toàn xa lạ.

Thực ra, chỉ cần chúng ta hiểu rõ được nguyên nhân làm cho tâm lý căng thẳng và lo sợ, phân tích những nguyên nhân ấy một cách khoa học thì sẽ thấy rằng không có gì đáng sợ cả.

Nhiều người sợ người khác biết mình năng lực có hạn nên ra vẻ cái gì cũng biết, kết quả là chữa lợn lành thành lợn què, bị mọi người cười chê, thật đáng thương và tội nghiệp. Thực ra họ đâu cần phải như vậy.

Bạn thử nghĩ xem, một người không giỏi ăn nói và một nhà diễn thuyết đại tài cùng nói chuyện thì áp lực của ai sẽ lớn hơn ai? Người không giỏi ăn nói không bị mọi người mong đợi nhiều nên sẽ không căng thẳng và yên tâm nói chuyện. Nhưng còn nhà diễn thuyết nói năng tài giỏi, học thức uyên bác luôn được mọi người gửi gắm nhiều kỳ vọng, mọi lời nói của họ sẽ được ghi chép, ghi âm nên tất nhiên sẽ cảm thấy áp lực vô cùng nặng nề. Do đó, những người nổi tiếng, những nhân vật có vị trí quan trọng trước buổi nói chuyện luôn có tinh thần căng thẳng mà người khác khó phát hiện.

Nếu một nhân vật nổi tiếng khi bị áp lực lớn mà tinh thần không bị căng thẳng thì nghĩa là người ấy không hề để ý gì đến áp lực này, vì chỉ khi một người nhìn rõ được tất cả thì họ mới thực sự giữ được bình tĩnh. Nhưng đối với những người có kỹ năng nói chuyện không được thành thạo thì sợ rằng khó đạt được ngưỡng đó. Trước khi nói có thể họ sẽ nghĩ: Mình nhất định phải thành công, không được thất bại, nhiều khi còn cầu nguyện để thượng đế phù hộ cho mình thành công. Còn nhà diễn thuyết tài giỏi trước khi nói thì chỉ nghĩ một điều duy nhất là phải nói, nếu trong khi nói có nói sai điều gì thì nên bình tĩnh, nhanh chóng, kịp thời cứu vãn, không được lo lắng cuống cuồng vì sai lầm ấy.

Tất cả những điều này đều đáng để cho chúng ta, những người sợ nói chuyện, tham khảo và suy ngẫm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)