- Lông mày lay động
Hãy đứng trên lập trường của cấp trên
Anh Lý là trợ lý Tổng giám đốc của một Công ty chuyên về Internet. Sếp của anh học kỹ thuật nên rất thạo quản lý mạng nhưng với chức vụ như vậy nên hay chú ý đến mảng kỹ thuật làm hệ thống quản lý cấp dưới rối tung mà không ai dám nói, chỉ thì thầm tranh cãi. Do đó, việc phối hợp giữa anh và các bộ phận khác rất khó khăn.
Qua nhiều lần suy nghĩ, anh quyết định kiến nghị với sếp. Anh đã nói với sếp là ý nghĩa thực sự của lãnh đạo là lãnh đạo về kỹ thuật và quản lý, ai cũng biết sếp rất giỏi kỹ thuật nhưng cần phải nhấn mạnh quản lý hơn nữa. Nghe anh nói vậy sếp gật đầu liên tục và trầm tư suy nghĩ.
Anh đã nói rất khéo gộp cả lập trường của sếp làm sếp phải thay đổi lập trường. Sau đó, quả nhiên sếp chú ý đến phần quản lý nhân sự, kinh doanh và tài vụ nhiều hơn, đã kiềm chế được một số nhân tố bất ổn ở trong công ty, công ty làm ăn phát đạt và anh Lý cũng có nhiều uy tín hơn.
Qua đó, chúng ta có thể thấy đứng trên lập trường của cấp trên đúng là một thượng sách để nêu ý kiến với sếp. Trước hết không bác bỏ thẳng thừng lập trường của cấp trên mà suy nghĩ vấn đề đứng ở lập trường của cấp trên và đích cuối cùng nhằm bảo vệ uy quyền của sếp, điểm xuất phát là rất thiện ý. Thứ hai, biện pháp này là cách xử lý tế nhị, không làm tổn thương tính tự trọng của sếp, dễ được sếp chấp nhận, đạt được hiệu quả cao. Muốn áp dụng được biện pháp này, bạn cần có khả năng tổng hợp và kiến thức xã hội, không phải ai cũng gộp được lập trường của sếp với các vấn đề khác nhau. Khi bạn đứng trên lập trường của sếp thì bạn cũng có cơ hội tăng cường khả năng lãnh đạo của mình.