Cấp trên có tính lười nhác

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 90)

- Lông mày lay động

Cấp trên có tính lười nhác

Chăm chỉ làm việc, thể hiện xuất sắc với một mục đích duy nhất là hy vọng sớm có một ngày được cấp trên biết đến. Nhưng điều làm bạn chán nản, bực mình là gặp phải một cấp trên lười nhác, thích tranh công lao, bạn không phục con người này. Bạn rút lui tìm đến một công việc khác, nhưng đó là cách làm tiêu cực. Hơn nữa, tất cả phải bắt đầu lại từ đầu thì quá lãng phí thời gian và sức lực. Đồng thời cứ gặp khó khăn rồi rút lui thì chắc chắn bạn không bao giờ thành công. Hãy đứng thẳng lên đối mặt với thách thức. Thường thì những cấp trên có tính cách này khi nhận nhiệm vụ nặng nề thì sẽ lập tức yêu cầu bạn làm. Khi hoàn thành nhiệm vụ thì họ sẽ nhúng tay vào và lập tức báo cáo với cấp trên cao hơn, rũ bỏ hết mọi mồ hôi và nước mắt của bạn và coi đó là thành quả của mình, tranh thủ niềm tin và lời khen của cấp trên.

Tất nhiên bạn không thể lột trần sự việc trước mặt mọi người, nếu nói lý với người ta thì bạn sẽ bị trù úm (vì bạn là cấp dưới), như vậy rất bất lợi. Cách làm lý tưởng là khi làm việc gì cũng phải có người làm chứng. Tất nhiên bạn không thể đường hoàng tìm người làm chứng mà hãy vô tình nhưng là cố ý tìm người làm chứng, để mọi người biết rõ đầu đuôi sự việc như làm việc trước mặt cô thư ký... Cho dù cuối cùng cấp trên cũng tranh lấy công lao nhưng trong công ty ai ai cũng biết rõ sự thực, một đồn mười, mười đồn trăm thì bạn đã đạt được mục đích.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)