Nói chuyện với ý tứ sâu xa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 65)

Khi bạn bị đối phương trêu chọc thì bạn cũng không được hành động lỗ mãng, thái độ thành thục và lời nói nhẹ nhàng sẽ giúp bạn đạt được như ý muốn.

Một người đàn ông đứng tuổi nhân chuyến đi công tác trong nước liền đi mua vài món đồ để làm quà cho người thân, nhưng đến trước sạp hàng nọ ông đã sơ ý bị cô bán hàng lấy mất ví tiền. Sạp hàng khi đó chỉ có hai người, ông biết rõ cô bán hàng làm việc này nhưng khi nói ra thì cô ta lật mặt mắng ông “đến đồn công an mà báo”. Ông bình tĩnh nghĩ ngợi và thấy không cần thiết phải làm găng với cô bán hàng. Ông hạ thấp giọng cầu khẩn cô “Cô gái, tôi định mua vài món hàng của cô, sao cô lại đối xử với tôi như vậy? Tôi biết các cô làm ăn buôn bán trọng nhất là chữ tín”. Những câu nói cầu khẩn và khuyên bảo ấy đã làm cho cô bán hàng phải suy nghĩ. Ông nói thêm: “Tôi từ xa đến, trong ví còn có tiền của bạn bè gửi mua đồ, mất rồi tôi biết ăn nói với họ ra sao? Tôi phải lấy tiền ở đâu đây? Cô tìm lại giúp tôi được không, có thể nó lẫn ở trong đống quần áo? Tôi biết các cô là những người rất biết thông cảm mà”.

Cuối cùng cô gái đã bị thuyết phục và lấy ví tiền trong đống quần áo, xấu hổ trả lại cho ông khách. Cầu khẩn thường là ngôn ngữ của người đang đứng ở thế yếu. Tuy nhiên, đó không phải là những lời cầu khẩn thấp hèn mà là một kiểu đấu trí trong trận chiến tâm lý. Ông khách đã nắm được yếu điểm là “chữ tín” và với cách cầu khẩn, dẫn dắt, ngầm tăng áp lực để cố gắng khêu gợi sự cảm thông và lương tâm của cô gái để tính chính nghĩa, chữ tín chiến thắng ý muốn tham lam, xấu xa và cuối cùng cô gái đã trả lại ví tiền cho ông.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)