THUYẾT PHỤC CẤP TRÊN TĂNG LƯƠNG CHO BẠN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 94 - 95)

- Lông mày lay động

11. THUYẾT PHỤC CẤP TRÊN TĂNG LƯƠNG CHO BẠN

Tăng lương và thăng chức luôn là vấn đề gai góc được mọi công nhân viên chức quan tâm nhất. Nhiều người không được tăng lương thăng chức không phải là vì họ không có năng lực làm việc, mà là không biết thể hiện bản thân. Ngày nay, các cấp lãnh đạo bận quá nhiều việc, không thể lúc nào cũng chú ý đến biểu hiện của bạn, là cấp dưới, bạn cần phải chủ động, lúc thích hợp bạn cần phải thể hiện mình, chỉ có như vậy thì mới có được hiệu quả như ý muốn. Tất nhiên, cách thể hiện con người của mỗi người rất khác nhau, điểm quan trọng là phải thể hiện đúng lúc.

Tăng lương, đó là việc anh Lý mong ước bấy lâu. Nói đến thời gian làm việc thì anh đã làm ở trong xưởng được 4 năm, thái độ làm việc cũng tàm tạm, chưa mắc sai lầm gì nhưng sếp vẫn chưa có ý tăng lương cho anh. Anh Lý cảm thấy rằng giá trị bản thân của mình chưa được coi trọng nên trong lòng rất buồn. Trong nhiều buổi họp tổng kết công tác anh đã ngầm nói với sếp nhưng sếp không có phản ứng gì. Anh định nêu yêu cầu trực tiếp với sếp nhưng lại ngại và sợ bị sếp từ chối, nhưng không nói thì anh không cam lòng, cuối cùng anh đã lấy can đảm và lựa lời nói rõ ý tứ của mình. Thật ngạc nhiên là sau vài tuần quan sát anh làm việc, sếp đã đồng ý tăng lương cho anh, vấn đề thật đơn giản. Anh Lý cho rằng chỉ cần đó là quyền lợi chính đáng của mình thì nên cố gắng giành lấy.

Tất nhiên khi nêu vấn đề tăng lương với sếp bạn cũng cần phải chú ý đến nghệ thuật ăn nói. Tôi đã được một bài học xương máu. Tôi làm việc tại một công ty gần được 3 năm, tôi thành thạo công việc của mình nhưng sếp vẫn chưa có ý tăng lương cho tôi. Khi ấy do tuổi đời còn trẻ chưa suy nghĩ kỹ càng, thấu đáo nên tôi đã ép sếp tăng lương vì cho rằng mình rất thạo việc. Bây giờ nghĩ lại mới thấy hành động của mình hồi đó thật tệ hại. Kết quả là lương không được tăng mà quan hệ của tôi và sếp cũng bị trục trặc nên tôi đành phải bỏ làm.

Chúng ta nói ý đồ của mình với sếp với giọng thương lượng, tâm sự thì sếp sẽ lắng nghe và sẽ hỏi chúng ta có gặp vấn đề gì trong công việc không. Cuối cùng thì chúng ta cũng được tăng lương.

Thực ra, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là quan hệ bình đẳng. Chỉ cần bạn cho rằng tăng lương là hợp lý thì bạn có quyền nêu ý kiến. Nhưng bạn cần chú ý đến cách ăn nói, tốt nhất là hãy truyền đạt ý của mình thật khéo léo, nếu sếp không chấp nhận thì cũng không làm cho đôi bên lâm vào hoàn cảnh khó xử để ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này.

Giữa thành tích và địa vị, có người cho rằng chỉ cần có địa vị, quyền lực và quyền thế trước thì mới có thành tích. Thực ra cần phải có thành tích trước thì mới có địa vị, đó là vì:

Thứ nhất, thường thì cấp trên đánh giá năng lực, phẩm chất và thái độ của cấp dưới qua những thành tích của họ. Do đó, nếu bạn muốn nổi bật trong công ty thì chỉ có cách hoàn thành xuất sắc công việc của mình chứ không còn cách nào khác.

Thứ hai, bạn làm việc bằng thực lực của mình thì người khác cũng đồng tình với mình và dễ được đồng nghiệp tôn trọng, đó là sự bảo đảm có sức thuyết phục để bạn được thăng chức, tăng lương.

Một số công ty có chế độ lương bổng theo quy định, đánh giá cấp dưới rất khách quan, họ chú ý đến từng sự trưởng thành, tiến bộ của cấp dưới. Làm việc trong những công ty này thì nhân viên chỉ cần chăm

chỉ, tích cực, chủ động làm việc và đợi đến ngày tăng lương chứ không cần phải lo lắng đến việc bao giờ sếp sẽ tăng lương cho mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)