BÍ QUYẾT VÀ KỸ XẢO KHẮC PHỤC LÚNG TÚNG Bất cứ ai cũng có lúc cảm thấy bị lúng túng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 28 - 30)

Bất cứ ai cũng có lúc cảm thấy bị lúng túng

Lần đầu gặp gỡ với người khác hoàn toàn giống như “bản chất” của cuộc đối thoại vậy. Người có kinh nghiệm đối thoại ít nhất đã từng nếm qua trái đắng của sự lúng túng trong đối thoại.

Thi cử, xin việc hay bất cứ cuộc đối thoại nào, trong các bước ngoặt của cuộc đời, liệu có thể vượt qua một cách thuận lợi hay không đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời sau này.

Một nguyên nhân lớn không thể vượt qua một cách thuận lợi, với đa số mọi người đều là lý do “lúng túng”. Vì vậy, luyện tập kỹ thuật khống chế tình trạng lúng túng đã mang lại biết bao nhiêu hạnh phúc lớn lao cho nhiều người.

Vì thế, phương pháp mà mỗi người sử dụng đều không giống nhau, nhưng những người sáng suốt đều dùng “phép tập trung một điểm” để khắc phục sự lúng túng. Chẳng hạn, một nhân viên chào hàng máy móc tên là A, vốn có tật dễ bị lúng túng, vì thế khi gặp gỡ với khách hàng quan trọng, trước khi đối phương chưa xuất hiện, anh ta xoa nhẹ vào phần tiếp giáp giữa ngón cái và ngón trỏ. Hai tay phải trái xoa vào nhau

nhiều lần, theo như anh ta nói, bằng phương thức này có thể xoá bỏ trạng thái căng thẳng, làm cho cuộc nói chuyện tiến hành thuận lợi.

Còn nữa, các vận động viên thể thao trước một trận đấu quan trọng thì tình trạng “căng thẳng” chính là kẻ địch lớn nhất của họ. Vì vậy, để trước đó không bị thất bại bởi chính mình, trong mỗi cuộc chiến đấu như vậy, cần cố gắng tăng cường sức mạnh về mặt tinh thần.

Phương pháp của họ là khi luyện tập thường ngày, thì cần luôn ý thức rằng đây là cuộc thi đấu chính thức. Như vậy sẽ có được cảm giác lâm trận khi thi đấu, luyện tập nhiều lần sẽ tích luỹ được kinh nghiệm. Họ tự rèn luyện bản thân mình bằng phương thức này, giải toả trạng thái căng thẳng khi thi đấu chính thức.

Cũng chính là nói, con người ta thường muốn làm cho bản thân không căng thẳng, nhưng ngược lại luôn bị căng thẳng hơn, vì thế trước đó phải suy nghĩ, là người thì ai cũng có thể bị căng thẳng. Nhưng không nên quá căng thẳng, hơn nữa cần huấn luyện bản thân để quen với cảm giác “căng thẳng”, đây chính là điểm mấu chốt để loại bỏ sự căng thẳng.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)