Thỏa mãn nhu cầu tâm lý của đối phương

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 60 - 61)

Trong nhiều tình huống, “cảm ơn” là cách để thỏa mãn nhu cầu tâm lý của đối phương.

Mỗi người đều có nhu cầu tâm lý khác nhau. Có người mong muốn bạn cảm ơn lời nói hay hành động của họ, có người muốn bạn cảm ơn những hiệu quả hoặc hành động của lời nói của họ, có người lại muốn bạn cảm ơn bản thân con người họ.

Do đó, trước hết người cảm ơn cần phải biết đáp ứng được nhu cầu tâm lý này. Nhất là khi các chàng trai cảm ơn những người phụ nữ lớn tuổi hơn mình thì cần phải có thái độ cẩn trọng. Như những lời đại loại như sau sẽ dẫn đến hiểu nhầm “Cảm ơn chị, không ngờ chị vẫn luôn nhớ đến tôi.”, thà rằng chỉ cảm ơn

hành vi của đối phương là được. Do đó, cảm ơn cần phải xuất phát chính từ nhu cầu tâm lý của đối phương.

Ngoài ra, cảm ơn còn phải áp dụng những biện pháp tương ứng căn cứ vào đặc điểm thân phận khác nhau của đối phương. Người già thường tự tin, kinh nghiệm của họ luôn có tác dụng nhất định đối với thanh niên, vì vậy khi cảm ơn, thanh niên cần cảm ơn kết quả của hành vi và lời nói của họ. “Cảm ơn bác, những lời của bác đã làm cho cháu hiểu được nhiều điều...”, như vậy sẽ làm người già cảm thấy hài lòng.

Phụ nữ thường cho rằng trái tim lương thiện, chăm sóc người khác là sự hấp dẫn độc đáo của mình. Vì vậy khi cảm ơn họ, nói “em thật tốt” sẽ hay hơn nhiều “cảm ơn em”; nói “may mắn có em giúp anh nghĩ được việc đó” tốt hơn là “em nghĩ được điều ấy thật khó khăn”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)