- Chi bộ Trường THPT Trung An hoạt động theo đúng điều lệ Đảng, thể hiện rõ vai trò định hướng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo chính quyền,
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
MỨC 1
a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.
MỨC 3
Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.
1. Mô tả hiện trạngMỨC 1 MỨC 1
Ngay từ đầu năm học, nhà xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu [H5–5.1–07], [H5– 5.1–08], [H5–5.1–09, [H1–1.7–06]. Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp với hội khuyến học xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn [H1–1.3– 03];
Vào đầu tháng 9, nhà trường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp trường. Qua đó, nhà trường cùng tổ chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình tại đơn vị [H5– 5.1–08], [H1–1.7–06];
Nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, hội khỏe Phù Đổng, phong trào tiếng anh, hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu. Qua đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu nhằm chuẩn bị cho các em tham gia hội thi các cấp [H5–5.1–07];
Đối với đối tượng là học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện, căn cứ vào kết quả học kì một, nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu, kém. Đặc biệt học sinh khối 12, nhà trường có kế hoạch, tổ chức khảo bài vào ban đêm ngay tại trường trong trong thời gian ôn tập thi tốt nghiệp THPT. Kết quả, các em đều đỗ tốt nghiệp THPT và tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm xuống [H5–5.1–09], [H5–5.6–03].
Nhà trường phối hợp với Hội Khuyến học học sinh hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo điều kiện giúp các em an tâm cắp sách đến trường [H1– 1.3–03].
Nhà trường đánh giá các hoạt động của Hội khuyến học đạt hiệu quả cao đã giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn an tâm đến lớp [H1–1.3–03]. Mặt khác, nhà trường tổ chức rà soát các hoạt động giáo dục như học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi các môn văn hóa, phụ đạo học sinh yếu, kém. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao [H5–5.1–07], [H5–5.1–08], [H5– 5.1–09], [H1–1.1–07].
MỨC 2
Bằng nhiều biện pháp và sự nỗ lực của tập thể sư phạm, đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh gặp khó khăn và rèn luyện trong học tập đã được giúp đỡ và có điều kiện học tập tốt hơn [H1–1.5–01]. Đối với học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho các em kịp thời. Nhìn chung, kết quả mang lại đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo yêu cầu [H1–1.1–07], [H5–5.1–07], [H5–5.1–08].
MỨC 3
Trong 5 năm gần đây, để hoàn thiện các tiêu chí trường chuẩn, nhà trường chủ động, xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng chung tạo điểm sáng trong ngành giáo dục. Bên cạnh đó, thực hiện nhiều giải pháp vừa nâng cao chất lượng chung, vừa đảm bảo mục tiêu giáo dục thông qua các hội thi: học sinh giỏi, sáng tạo khoa học kĩ thuật, hội thao cấp thành phố, tiếng hát học sinh,… được cấp có thẩm quyền ghi nhận [H5–5.1–08], [H1–1.7–06], [H5–5.1–08].
2. Điểm mạnh
Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiên tốt nhất để các em học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, giáo viên của trường có năng lực và kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Vì vậy, trong những năm qua, nhà trường đều có học sinh đạt giải cấp thành phố trong các hội thi.
3. Điểm yếu
- Hàng năm, nhà trường đều có thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu, kém nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả. Vì vậy, tỷ lệ học sinh gặp khó khăn
trong học tập và rèn luyện tuy có giảm theo từng năm nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra;
- Thành tích trong các kì thi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tăng theo từng năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với sự quan tâm, đầu tư của nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo, nhà trường chỉ đạo công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giảm thiểu lưu ban, bỏ học;
- Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn tiếp tục duy trì công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu. Mặt khác, phân công, phân nhiệm cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng để các hoạt động này đạt được nhiều thành tích cao hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 3
Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định
MỨC 1
a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch.
b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả.
c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.
MỨC 2
Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
1. Mô tả hiện trạngMỨC 1 MỨC 1
- Căn cứ Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp THCS và cấp THPT, nhà trường chỉ đạo môn lịch sử, địa lý xây dựng kế hoạch giảng dạy thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định [H2–2.4–04];
- Ngoài việc tổ chức kiểm tra lấy cột điểm thường xuyên, giáo viên còn thực hiện nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo tính khách quan và hiệu quả bằng cách cho học sinh thực hiện theo nhóm và cộng điểm vào cột điểm kiểm tra thường xuyênn [H5–5.3–01];
- Hằng năm, sau khi thực hiện việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương, nhà trường rà soát, tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đạt được, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương có định hướng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong từng thời điểm khác nhau [H5–5.3–02].
MỨC 2
Để nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn, ngoài việc yêu cầu giáo viên soạn giáo án sát với tình hình thực tế ở địa phương để dạy tốt các tiết chính khóa trên lớp thì nhà trường còn giáo dục học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm như đi tham quan lễ hội Đình thần Trung An; khu tích lịch sử quốc gia địa điểm thành lập chi bộ An Nam Cộng sản đảng Cờ Đỏ. Từ đó học sinh được tiếp cận những vấn đề tại địa phương, gắn bó với quê hương góp phần thực hiện mục tiêu môn học, tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh giúp các em hiểu biết một số kiến thức về văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, địa lý, nghệ thuật, ngành nghề của địa phương, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống quê hương [H5–5.3– 03].
2. Điểm mạnh
- Hàng năm, nhà trường có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương đối với môn lịch sử và địa lý theo quy định;
- Giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo kế hoạch của nhà trường, bám sát nội dung, mục tiêu giáo dục địa phương theo chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo;
- Hàng năm kết hợp với Hội Cựu chiến binh thành phố Cần Thơ thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về văn hóa truyền thống, lịch sử địa phương trong các tiết sinh hoạt dưới cờ. Qua đó học sinh hiểu thêm và có ý thức giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa của quê hương mình.
3. Điểm yếu
- Tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương chưa nhiều;
- Nhà trường có tổ chức các tiết học ngoại khóa, tham quan các khu di tích lịch sử tại địa phương phù hợp với nội dung giáo dục địa phương nhưng chưa diễn ra thường xuyên, chủ yếu các tiết học thực hiện trên lớp thiếu sinh động, hiệu quả giáo dục chưa cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Từ năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì, thực hiện nội dung giáo dục địa phương, sưu tầm bổ sung thêm nguồn tài liệu sao cho đạt hiệu quả cao nhất;
- Ngay từ đầu năm, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tham quan học tập, ngoại khóa phù hợp với nội dung giáo dục địa phương;
- Nhà trường tăng cường giám sát, kiểm tra và rút kinh nghiệm hàng năm để công tác giáo dục địa phương mang lại hiệu quả thiết thực.
5. Tự đánh giá: Đạt mức 2.
Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
MỨC 1
a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
MỨC 2
a) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt kết quả thiết thực.
b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
1. Mô tả hiện trạngMỨC 1 MỨC 1
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, qua đó học sinh được mở rộng thêm kiến thức, tích lũy nhiều kĩ năng sống và có khả năng giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn [H2–2.2–03], [H1–1.7– 06]. Mặt khác, nhà trường xây dựng Kế hoạch hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh theo quy định và phù hợp với điều kiện nhà trường [H2–2.2–04];
- Căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng, nhà trường cùng với các tổ chuyên môn và Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được mục tiêu phát triễn toàn diện cho học sinh [H2–2.2–03], [H1–1.7–06]. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức giáo dục hướng nghiệp tại trường và cho học sinh tham quan tư vấn tuyển sinh tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THPT [H2–2.2–04];
- Nhằm đảm bảo cho các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đạt hiệu quả cao thì nhà trường luôn phân công, huy động giáo viên, học sinh trong nhà trường tham gia thể hiện qua việc phân công giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham gia trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, dạy học hướng nghiệp và hướng dẫn học sinh tham gia tư vấn hướng nghiệp tại các trường Đại học [H2–2.2–03], [H2–2.2–04], [H1–1.7–04], [H1–1.7–06].
- Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng được thể hiện qua việc tổ sinh - công nghệ tổ chức cho học sinh trồng bắp cải, củ cải, bông cải,...trong khu viên của nhà trường. Bên cạnh đó, các tổ chuyên môn khác còn tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm ở ngoài nhà trường như: Tổ lí - Công nghệ - Tin học hướng dẫn học sinh tham quan thực tế nhà máy điện gió Bạc Liêu; tổ Sử - Địa - GDCD tham quan khu di tích Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quýt [H2–2.2–03]. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học, phân công giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia thành công cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp thành phố [H1–1.7–06];
- Ngay từ đầu năm, nhà trường phân công giáo viên thực hiện công tác hướng nghiệp đúng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1 tiết/tháng/lớp [H1–1.7– 04]. Hàng năm vào tháng 3, nhà trường tổ chức cho học sinh khối 12 tham gia tư vấn hướng nghiệp, trải nghiệm thực tế tại trường Đại học Cần thơ giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và nhu cầu việc làm xã hội trong tình hình mới [H2–2.2–04];
- Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn luyện, tích lũy thêm nhiều kĩ năng sống, thái độ và ý thức học tập ngày càng nâng lên, biết vận dụng kiến thức từ môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn [H5–5.5–01]. Nhà trường đã giúp các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Qua đó, nhà trường rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch và hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp sao cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất [H2–2.2–03], [H2–2.2–04].
2. Điểm mạnh
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện nhà trường và học sinh. Bước đầu, các hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với các em học sinh.
- Hiệu trưởng phân công, huy động giáo viên, học sinh trong nhà trường tham gia tốt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; đồng thời định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Qua đó, phát triển các năng lực của học sinh, chủ động đổi mới kiểm tra đánh giá, tích hợp liên môn về mặt kiến thức giữa môn học.
3. Điểm yếu
- Nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở ngoài nhà trường. Các hoạt động trải nghiệm mặc dù được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tuy nhiên kế hoạch chưa được đổi mới nên chưa thu hút nhiều học sinh và giáo viên tham gia;
- Công tác dạy học hướng nghiệp cho học sinh chưa đa dạng, các tiết dạy chưa được đầu tư nên chưa gây được sự hứng thú đối với học sinh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Từ năm 2020 – 2021 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục chỉ đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Nhà trường cùng với các tổ chuyên môn, Đoàn Thanh niên xây dựng kế hoạch, đổi mới hình thức và nội dung trải nghiệm, tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm và hướng nghiệp bên ngoài nhà trường sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị;
- Phân công giáo viên có kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp, chủ động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt được hiệu quả