Mô tả hiện trạng Mức 1:

Một phần của tài liệu TRƯỜNG THPT TRUNG AN BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 79 - 96)

- Chi bộ Trường THPT Trung An hoạt động theo đúng điều lệ Đảng, thể hiện rõ vai trò định hướng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo chính quyền,

1.Mô tả hiện trạng Mức 1:

a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;

b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định; c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

Mức 2:

a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học.

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định.

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.

Mức 3 (nếu có):

Thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạngMức 1: Mức 1:

- Nhà trường có đủ thiết bị văn phòng bao gồm: Máy tính, máy in, máy phô tô, điện thoại để bàn, tủ đựng hồ sơ ở các phòng hành chánh phục vụ cho công tác quản lý và các hoạt động hành chính của nhà trường [H1-1.4-07]. Trường có máy chấm bài trắc nghiệm, máy scan phục vụ cho công tác kiểm tra và các hoạt động khác [H1-1.4-07];

- Trường có 3 phòng thí nghiệm thực hành (Lý, Hóa, Sinh) mỗi phòng được trang bị một bộ máy tính, máy chiếu và thiết bị dạy học đặc trưng của bộ môn để

thực hiện dạy thí nghiệm thực hành cho học sinh đảm bảo đúng theo quy định [H1- 1.4-07]; có 2 phòng Tin học được trang bị một bộ máy tính cho giáo viên và 20 bộ máy tính cho học sinh trong mỗi phòng; có 2 phòng nghe nhìn dạy Tiếng Anh được trang bị ti vi có kết nối Internet để phục vụ việc dạy ứng dụng công nghệ thông tin [H1-1.6-11]; có 7 phòng sinh hoạt chuyên môn phục vụ cho các tổ bộ môn (Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử-Địa-GDCD, Thể dục-Quốc phòng, Ngoại ngữ) được trang bị tủ, bàn ghế và các trang thiết bị bộ môn để phục vụ dạy học cho từng bộ môn. [H3- 3.1-03], [H3-3.5-01], [H1-1.4-07]. Tuy nhiên, một vài thiết bị thí nghiệm thực hành thiếu độ chính xác, độ bền chưa cao, dễ hỏng, dễ vỡ do sử dụng nhiều năm đã xuống cấp;

- Cuối năm, nhà trường có tổ chức kiểm kê thiết bị văn phòng và thiết bị dạy học để rà soát số lượng, đánh giá chất lượng vào việc sử dụng, quản lý thiết bị, thanh lý những hóa chất hết hạn sử dụng và các thiết bị hư hỏng theo đúng quy định [H1-1.4-07]. Từ đó, nhà trường có kế hoạch sửa chữa, bổ sung thiết bị văn phòng và các thiết bị dạy học cho năm học sau [H1-1.4-07], [H3-3.5-03].

Mức 2

- Hệ thống máy tính của nhà trường được kết nối Internet cáp quang có trang bị Wifi tại các khu hiệu bộ, các phòng học chức năng, khu vực phòng giáo viên, hội trường. Hệ thống Internet của nhà trường đủ đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, khai thác tài liệu ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý của nhà trường [H1- 1.6-11];

- Trường có đủ các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học với đầy đủ thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn quy định về phòng học bộ môn ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm học 2015 - 2016 cho đến nay [H3-3.5-02], [H3-3.2-01];

- Ngoài bộ thiết bị dạy học tối thiểu nhà trường còn có thêm các thiếu bị dạy học khác theo quy định, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học

sinh [H3-3.5-01]. Tuy nhiên, một vài thiết bị thí nghiệm thực hành thiếu độ chính xác, độ bền chưa cao, dễ hỏng, dễ vỡ [H1-1.4-07];

- Đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch và bản đề nghị của tổ chuyên môn, Lãnh đạo nhà trường tổ chức mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học phục vụ công tác giảng dạy và học tập [H1-1.4-07]. Ngoài ra, nhà trường còn phát động giáo viên làm đồ dùng dạy học tự làm [H3-3.5-04]. Tuy nhiên, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên phần lớn là tranh ảnh, sơ đồ tư duy, thước đa năng, compa, bảng phụ đơn giản, chất lượng chưa cao.

Mức 3

- Hằng năm, đến cuối năm học nhà trường đều có thành lập ban kiểm kê, rà soát các thiết bị đồ dùng dạy học hư hỏng, thiếu [H1-1.4-07], tổ chức các tổ làm đồ dùng dạy học, bổ sung mua sắm đồ dùng và thiết bị dạy học vào đầu năm học mới [H3-3.5-03];

- Phòng học bộ môn của nhà trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia nhiều năm liền, đảm bảo đầy đủ thiết bị và hoạt động thường xuyên mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục ở nhà trường [H3-3.5-02].

- Một số giáo viên còn ít chịu học hỏi về ứng dụng CNTT trong việc sử dụng thiết bị dạy học dẫn đến việc sử dụng phần mềm dạy học chưa đạt hiệu quả cao.

2. Điểm mạnh

- Nhà trường có đủ thiết bị văn phòng, thiết bị dạy học và các thiết bị khác phục vụ cho giảng dạy và học tập theo đúng quy định của Bộ GD và ĐT;

- Hệ thống máy tính của nhà trường được kết nối Internet cáp quang, đồng thời trang bị hệ thống Wifi ở tất cả các khu vực trong nhà trường;

- Nhà trường có tổ chức kiểm kê tài sản cuối năm để sửa chữa, bổ sung thiết bị mới.

3. Điểm yếu

- Một số thiết bị dạy học của nhà trường có độ bền, độ chính xác chưa cao, dễ hỏng như: Bộ thí nghiệm rơi tự do, bộ thí nghiệm lực ma sát, bộ thí nghiệm

khảo các định luật con lắc đơn, máy đo thời gian, đồng hồ đa năng. Thiết bị dạy tự làm của giáo viên phần lớn tranh ảnh, sơ đồ, bảng phụ chất lượng chưa cao;

- Một số giáo viên còn thiếu kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc sử dụng thiết bị dạy học dẫn đến việc sử dụng phần mềm dạy học chưa đạt hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Cử cán bộ phụ trách phòng bộ môn tham quan học tập kinh nghiệm các trường đạt chuẩn để nâng cao chất lượng và bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học phòng bộ môn tại Trường Dân Tộc Nội Trú TP. Cần Thơ và thư viện tại Trường THCS và THPT Trần Ngọc Hoằng;

- Năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo, trường sẽ lập kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản trang thiết bị hiện có một cách hiệu quả, đồng thời kiểm kê đánh giá chất lượng và mua sắm trang thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường;

- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội thi, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho giáo viên làm đồ dùng dạy học có hiệu quả phục vụ công tác dạy và học;

- Hiệu trưởng tham mưu với Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ cung cấp thiết bị dạy học kịp thời và tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho giáo viên của trường;

- Lãnh đạo nhà trường, phân công nhóm giáo viên tin học hướng dẫn cho giáo viên khai thác một số phần mềm ứng dụng cho việc dạy học hiện nay và đồng thời giao cho cán bộ thiết bị đã được tập huấn hướng dẫn sử dụng thiết bị triển khai lại cho giáo viên.

Kết quả: Đạt mức 3 Tiêu chí 3.6: Thư viện Mức 1:

a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh.

c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.

Mức 2:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên.

Mức 3 (nếu có):

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến trở lên. Hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

1. Mô tả hiện trạngMức 1 Mức 1

- Nhà trường có thư viện và được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa, sách giáo khoa và các ấn phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học và các hoạt động khác của nhà trường [H1-1.6-08];

- Thư viện nhà trường có nội quy thư viện, có danh mục đầu sách tra cứu, sách tham khảo, sách phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Nhân viên thư viện có lập sổ thư viện cho giáo viên và học sinh. Thư viện có xây dựng kế hoạch năm và hàng tháng cụ thể [H1-1.6-08]. Thư viện trường có tổ chức các hội thi về đọc sách nhằm thu hút học sinh đến với thư viện, tuy nhiên, số lượng bạn đọc đến thư viện không nhiều;

- Hằng năm nhà trường đều thành lập Tổ kiểm kê tài sản, trong đó có kiểm kê tài sản. Thư viện định kỳ có bổ sung các loại sách báo, tạp chí và sách giáo khoa, sách tham khảo [H1-1.6-08];

- Từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020, nhà trường tiến hành sửa chữa thư viện, kính phí sửa chữa thư viện 15.000.000 đồng từ nguồn kinh phí hoạt động của trường; trường cũng bổ sung thêm tài liệu sách mới để thu hút học sinh đến thư viện đọc, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường; Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ đã cử cô Trần Thị Mãi Thị tham dự tập huấn nâng cao nâng lực quản lý và tổ chức hoạt động thư viện trong trường THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tại Đăk Lăk, thời gian từ ngày 21/6/2020 đến 25/6/2020 [H3-3.2-04].

Mức 2

- Thư viện nhà trường được Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ công nhận thư viện đạt chuẩn [H1-1.6-08]. (Kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD-ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông từ năm học 2015-2016).

Mức 3

- Thư viện nhà trường đã được công nhận thư viện tiên tiến qua nhiều năm liền [H1-1.6-08]; Tuy nhiên, phòng thư viện chưa có bố trí hệ thống máy tính để giáo viên và học sinh tra cứu nhằm phục vụ cho việc dạy và học.

2. Điểm mạnh

- Nhà trường có thư viện và trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa, giáo khoa và đầu sách tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học và các hoạt động khác của nhà trường;

- Thư viện nhà trường được Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ công nhận thư viện đạt chuẩn. Nhiều năm liền.

3. Điểm yếu

- Thư viện trường chưa trang bị đầy đủ máy tính kết mạng để tiến tới thư viện điện tử đạt chuẩn;

- Thư viện trường chưa nhiều hoạt động để thu hút bạn đọc.

- Nhà trường lập kế hoạch, xin chủ trương Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ, để trang bị hệ thống máy tính tiến tới thư viện điện tử (20 máy tính có Internet đường truyền tốc độ cao), kinh phí được trích từ ngân sách năm học 2021- 2022 và từ nguồn xã hội hóa; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch, tổ chức nhiều hoạt động (Ngày hội đọc sách, Thư viện lưu động, Tuyên truyền giới thiệu sách, Phong trào đọc sách trong nhà trường,...), tiếp tục trang trí phòng đọc của thư viện trong năm học 2020-2021 và trang bị thêm nhiều đầu sách tham khảo mới nhằm thu hút học sinh đến đọc.

Kết quả: Đạt mức 2

Kết luận tiêu chuẩn 3

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là thành phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đối chiếu với tiêu chuẩn, nhà trường đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT về diện tích, phòng học, phòng thiết bị, khuôn viên, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh,…Tuy là một trường THPT ở địa phương có khó khăn nhưng chính quyền các xã có con em học và CMHS rất quan tâm đến việc kêu gọi các Mạnh thường quân, con em làm ăn xa quê thành đạt đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho HS học tập. Hiện nay trường THPT Trung An là một ngôi trường tương đối khang trang và được bố trí đẹp, đầy đủ và khá hiện đại;

Tuy vậy, trong thực tế nguồn kinh phí huy động được hàng năm chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu, mua sắm trang thiết bị, phục vụ các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với địa phương, CMHS, vận động các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học, nâng cấp bãi tập để không ngừng củng cố và tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 6 (đạt 100%) Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu : 0

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mở đầu: Nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường thông qua các kỳ họp với huyện Ủy, hội đồng nhân dân, với các ban ngành, đồng thời phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,Tổ chức phong trào ”Phát thanh học bài” nhắm nâng cao việc tự học tập của học sinh trên địa bàn dân cư, bảo đảm trật tự an ninh trường học. Tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ niệm các ngày lễ lịch sử trong năm, thường xuyên chăm sóc di tích lịch sư văn hóa địa phương và thăm những người gia neo đơn người có công với cách mạng. Từ đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho học sinh;

Hằng năm Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường được thành lập và hoạt động theo Quyết định 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28-03- 2008 của Bộ GD&ĐT Thông tư số 55/2011/TT-BDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xây dựng quy chế phối hợp hoạt động đạt hiệu quả với hội cha mẹ học sinh cũng như các ban ngành đoàn thể ,làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở vật chất, khen thưởng cho học sinh tạo động lực phát triển công tác giáo dục trên địa bàn chung và nhà trường nói riêng.

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh

Mức 1:

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học.

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.

Mức 3:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

Một phần của tài liệu TRƯỜNG THPT TRUNG AN BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 79 - 96)