Kinh phí thực hiện: Theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG THPT TRUNG AN BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 42 - 46)

- Chi bộ Trường THPT Trung An hoạt động theo đúng điều lệ Đảng, thể hiện rõ vai trò định hướng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo chính quyền,

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng 1 Công việc cần thực hiện

4.4. Kinh phí thực hiện: Theo quy chế chi tiêu nội bộ.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục. 1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;

b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

` - Hàng năm, Lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ [H1-1.8-01] và Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường [H1-

1.1-02] phù hợp với quy định hiện hành, bám sát các nội dung nhiệm vụ từng năm học của cấp trên triển khai và ban hành phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường [H1-1.1- 04];

- Kế hoạch giáo dục được nhà trường đã được triển khai cho các tổ chuyên môn, trên cơ sở đó các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và đặc thù bộ môn. Từ kế hoạch chung của tổ, mỗi thành viên đều xây dựng kế hoạch cá nhân. Nhà trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách minh chứng về các hoạt động giáo dục: Kế hoạch tổ chuyên môn [H1-1.4-03]; kế hoạch cá nhân của giáo viên [H1-1.8-02]; sổ nghị quyết tổ [H1-1.4-04]; báo cáo sơ kết, tổng kết của tổ chuyên môn [H1-1.4-07]; thời khóa biểu [H1-1.8-03]; sổ đầu bài [H1-1.6-03]; biên bản kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo [H1-1.4-05];

- Định kỳ nhà trường có tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh cải tiến các kế hoạch hoạt động giáo dục kịp thời nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Ngay từ đầu năm học, Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên và các đoàn thể thực hiện đúng các kế hoạch đã xây dựng, nếu có sự thay đổi thì các bộ phận họp bàn, điều chỉnh lại kế hoạch một cách hợp lý để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả. Sau mỗi giai đoạn nhà trường đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục thông qua nghị quyết của hội đồng trường [H1-1.2-06] và sổ họp hội đồng sư phạm của nhà trường [H1-1.1-05].

Mức 2

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.

- Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ đánh giá đạt hiệu quả [H1-1.2-09]. Năm học 2015-2016 trường không được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ xếp loại tiên tiến. Từ năm học 2016–2017 trường luôn được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm, năm 2018–2019 được UBND thành phố Cần Thơ đánh giá Tập thể lao động xuất sắc [H1-1.8-04];

- Việc quản lý dạy, học thêm được nhà trường thực hiện đầy đủ theo Thông tư 17/2012/TT-BGD&ĐT ngày 16/5/2012 và theo sự hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Sở Giáo dục. Kế hoạch dạy thêm, học thêm được xây dựng từ đầu năm học. Hàng năm có kiểm tra, đánh giá việc dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh. Không có hiện tượng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường mà chưa có giấy phép. Hoạt động dạy thêm học thêm được phân công trên thời khóa biểu và theo dõi việc thực hiện thông qua sổ đầu bài [H1-1.8-05];

- Nhờ công tác quản lí tốt và hoạt động dạy thêm hiệu quả chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng cao [H1-1.1-07], đặc biệt số lượng học sinh đậu vào cao đẳng, đại học tăng theo từng năm [H1-1.8-06].

2. Điểm mạnh

- Nhà trường xây dựng Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường và được thực hiện đầy đủ; Kế hoạch giáo dục của nhà trường được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả;

- Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm đúng quy định. Có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, có những chính sách miễn giảm đối với học sinh nghèo, cận nghèo và khó khăn. Hoạt động dạy thêm, học thêm đã tác động không nhỏ đến kết quả giáo dục của nhà trường, số lượng học sinh khá giỏi qua các năm không ngừng tăng lên, học sinh đậu vào đại học, cao đẳng ngày càng lớn, số lượng học sinh yếu kém giảm.

3. Điểm yếu

- Năm học 2015–2016 trường không được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ xếp loại tiên tiến, nguyên nhân là do có đơn thư nặc danh;

- Trong hoạt động dạy thêm, học thêm công tác thu vẫn còn chậm tiến độ do ý thức tự giác trong thực hiện nhiệm vụ của học sinh chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng4.1. Công việc cần thực hiện 4.1. Công việc cần thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục phải phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường. Tất cả các thành viên trong nhà trường nâng cao ý thức trách nhiệm để hoàn thành tốt các kế hoạch đã xây dựng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;

- Tiếp tục phát huy vai trò quản lí công tác dạy thêm, học thêm; quyết tâm không để có sai phạm và từng bước tối ưu hiệu quả của công tác dạy thêm, học thêm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm tiếp theo;

- Phát huy tốt thực hiện quy chế dân chủ, tất cả các thành viên trong nhà trường sẽ luôn nâng cao ý thức trách nhiệm phát huy tối đa tinh thần đoàn kết; phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn (nếu có) để hoàn thành tốt các kế hoạch đã xây dựng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

4.2. Người thực hiện

- Hiệu trưởng triển khai kịp thời những chương trình hành động ngay từ đầu năm học; tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các nghị quyết; chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước, của ngành theo từng tháng;

- Phó Hiệu trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng nội dung công việc, tổng hợp kết quả thực hiện trình Hiệu trưởng, phụ trách công tác dạy thêm-học thêm;

- Tổ chuyên môn lên kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; Tổ chức thao giảng; chuyên đề; hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo tổ nhóm bộ môn. Mỗi tổ chuyên môn đều đăng ký và tổ chức thực hiện một chuyên đề thực tế thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo với mục tiêu vừa phát huy hiệu quả công việc vừa tăng tính đoàn kết nội bộ. Năm học 2020-2021Hiệu trưởng giao cụ thể các chuyên đề:

+ Tổ Sinh: Hoạt động trồng bắp cải, nuôi ốc bươu đen + Tổ Lí: Tên lửa nước và điện gió Bạc Liêu

+ Tổ Toán: Thành lập câu lạc bộ em yêu Toán học + Tổ Hóa: Thành lập câu lạc bộ em yêu Hóa học

+ Tổ Ngoại ngữ: Xây dựng lại góc Tiếng anh, Halloween

+ Tổ Sử-Địa-GDCD: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lòng hiếu thảo, hoàn thành giáo dục địa phương bộ môn Sử

+ Tổ thể dục-Quốc phòng: Hướng dẫn học sinh múa dân vũ, phong trào Hội khỏe phù đổng, lên kế hoạch chuẩn bị hội thao;

- Giáo viên nghiên cứu thực hiện một vấn đề đổi mới sáng tạo trong công tác; - Giáo viên chủ nhiệm quản lí tốt học sinh trong học tập và tham gia phòng trào đồng thời thường xuyên vận động, nhắc nhở học sinh hoàn thành các khoản theo quy định kể cả học thêm;

- Toàn thể hội đồng sư phạm đánh giá kết quả và bổ sung theo từng tháng; cuối học kỳ tổ chức thực hiện đánh giá kết quả để kịp thời bổ sung hoặc điều chỉnh.

4.3. Thời gian thực hiện: Đầu năm học 2020 – 2021.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG THPT TRUNG AN BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w