- Chi bộ Trường THPT Trung An hoạt động theo đúng điều lệ Đảng, thể hiện rõ vai trò định hướng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo chính quyền,
1. Mô tả hiện trạng MỨC
MỨC 1
Nhà trường căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ, khung thời gian năm học của UBND Thành phố Cần Thơ tiến hành xây dựng kế hoạch năm học, thực hiện phân công, phân nhiệm, đồng thời chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy nhằm đạt mục tiêu tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục [H1–1.1–04], [H1–1.7–04], [H2–2.4–04].
Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng Kế hoạch yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học [H5–5.1–01]. Giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức nhiều hình thức dạy học, đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học
sinh và điều kiện nhà trường được thể hiện qua giáo án của các tiết dạy và sổ dự giờ thăm lớp [H5–5.1–02], [H5–5.1–03]. Qua đó, giáo viên giúp học sinh bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn [H5–5.1–03].
Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện các hình thức kiểm tra kết hợp linh hoạt giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận tùy theo đặc điểm của từng bộ môn [H5–5.1–01], [H5–5.1–04], [H5–5.1–05]. Bên cạnh đó, nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn chủ động thay đổi cách đánh giá học sinh đa dạng theo hướng đổi mới như: Đánh giá qua báo cáo thí nghiệm, đánh giá qua bài thuyết trình về các di tích lịch sử, vẽ bản đồ Việt Nam, bài thu hoạch hoạt động trải nghiệm, bài thuyết trình các chủ đề nói tiếng anh được thể hiện qua hồ sơ đa dạng các hình thức đánh giá [H5–5.1–01], [H5–5.1–06].
MỨC 2
- Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học; chủ động sắp xếp, lựa chọn nội dung dạy học, thời lượng, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh dựa trên thực tế của đơn vị nhưng phải đảm bảo theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H2–2.4–04], [H5–5.1–01];
- Nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục về phát triển thể chất và năng khiếu ở học sinh, nhà trường tổ chức các hoạt động như: Hội khỏe Phù Đổng, Hội thi tiếng hát, phong trào tiếng anh, hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh. Qua đó, ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, rèn luyện thêm kĩ năng sống, nâng cao tinh thần đoàn kết, phát triển nhiều năng lực ở học sinh, còn giúp kịp thời phát hiện những học sinh có năng khiếu để nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh: Tham gia hội thi tiếng hát; thành lập câu lạc bộ bóng chuyền, cầu lông, bóng đá nhằm tiếp tục tham gia hội thi các cấp [H5–5.1–07];
- Vào đầu tháng 9, nhà trường tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường, qua đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung và yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi theo đặc thù của bộ môn như: Máy tính cầm tay,
lí thuyết, thí nghiệm thực hành,…sao cho đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra [H1–1.7–04], [H5–5.1–08];
- Ngoài việc phát triển chất lượng mũi nhọn, hàng năm nhà trường luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là giảm thiểu số lượng học sinh yếu, kém. Nhà trường xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện; chủ động phân công nhiệm vụ cho giáo viên có kinh nghiệm thực hiện công tác phụ đạo sao cho đạt hiệu quả cao nhất [H5–5.1–09].
MỨC 3
Sau khi kết thúc năm học, nhà trường thực hiện tổng kết các hoạt động giáo dục nhưng chưa rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả; chưa đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh.
2. Điểm mạnh
- Nhà trường tổ chức dạy học đúng đủ và đảm bảo các hoạt động giáo dục; chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy, chủ động lựa chọn nội dung, thời lượng, thời gian kiểm tra định kì, thời gian kết thúc chương trình đúng quy định theo hướng dẫn của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ;
- Nhà trường luôn đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng nhiều hình thức, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Ngoài việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua bài viết trên lớp, giáo viên chủ động thay đổi kiểm tra, đánh giá, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của giáo dục đề ra theo tinh thần đổi mới của phòng giáo dục trung học;
- Nhà trường thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Nhờ vậy, số lượng học sinh giỏi đạt giải cấp thành phố, tỉ lệ tốt nghiệp THPT không ngừng tăng theo từng năm.
3. Điểm yếu
Công tác phụ đạo học sinh yếu, kém được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng dạy và học nhưng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả
mang lại chưa cao, dẫn đến tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học của trường không đạt được yêu cầu đề ra;
Hàng năm, nhà trường chưa rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Từ năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sâu sát công tác giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập, chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn phối hợp giáo viên chủ nhiệm rà soát, đề ra các giải pháp, tổ chức thực hiện phụ đạo sao cho hạn chế tối đa số lượng học sinh yếu, kém.
Hiệu trưởng chỉ đạo cho Phó Hiệu trưởng Đỗ Thanh Phổ Thông cùng với tổ chuyên môn, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục trong năm học. Qua đó, phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn hạn chế, đồng thời đề ra các giải pháp điều chỉnh cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.