- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
2. Chuẩn bị của học sinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 5’ a/ Mục tiêu:
- Tạo ấn tượng và định hướng nội dung bài học cho học sinh.
b/ Nội dung hoạt động:
- Vấn đáp
- Trò chơi: “Tớ là nhà vô địch”
c/ Dự kiến sản phẩm: Học sinh kể tên các quốc gia Châu Mỹ.
d/. Tiến trình hoạt động: - Bước 1:
Giáo viên chia 8 đội. Mỗi đội 5 học sinh
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy kể tên các quốc gia ở châu Mỹ.
Luật chơi: Mỗi nhóm có 15 giây đọc, người sau không đọc trùng người trước và ngừng lại quá 3 giây dừng cuộc chơi. Kể được bao nhiêu nước thì có bấy nhiêu điểm.
- Bước 2:
Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên tổng kết và vào bài mới. GV nói thêm rằng đây là một châu lục được xem là Tân thế giới, được biết đến trong cuối thế kỉ 15. Và như bây giờ chúng ta thấy châu Mỹ có rất nhiều chủng tộc từ người da trắng Châu Âu đến người da đen Châu Phi… Vậy ở châu Mỹ có đặc điểm gì về tự nhiên và có thuận lợi gì mà thu hút được rất nhiều dân cư trên các châu lục khác tới đây, đặc biệt những người châu Âu bỏ xứ phồn hoa đến miền đất hứa này lập nghiệp và sinh sống. Ai là người tìm ra châu Mỹ. Chúng ta vào bài học hôm nay.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1.HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CHÂU MỸ (10 phút) a/ Mục tiêu
- Trình bày được khái quát được lãnh thổ châu Mỹ: Diện tích, vị trí tiếp giáp - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí cũng như kênh đào Panama.
b/ Nội dung hoạt động:
- Phương pháp đàm thoại vấn đáp, hoạt động cá nhân. - Phiếu học tập, tập bản đồ địa lí 7.
c/ Dự kiến sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh.
d/. Tổ chức hoạt động - Bước 1:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp xem hình 35.1 SGK trang 110 hoàn thành phiếu học tập (HS làm việc cá nhân 3 phút)
Câu hỏi: Qua phần quan sát vị trí địa lí của châu Mỹ và những thông tin thu thập được từ hiểu biết của bản thân, từ sách giáo khoa. Hãy viết ra những đặc điểm của châu Mỹ (Vị trí, diện tích, tiếp giáp, phạm vi lãnh thổ)
- Bước 2:
Giáo viên cho học sinh sử dụng phiếu học tập bên dưới và hoàn thành phiếu học tập.
Vị trí địa lí (nằm ở bán cầu nào)?
Diện tích, đứng thứ mấy trong các châu lục? Năm tìm ra châu Mỹ?
Ai là người tìm ra châu Mỹ?
Tiếp giáp với những đại dương nào? Phạm vi lãnh thổ (theo vĩ độ)
Nơi hẹp nhất châu Mỹ ở đâu?
Kênh Panama có ý nghĩa như thế nào?
- Bước 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ báo cáo vòng tròn.
- Bước 4:Giáo viên chuẩn lại kiến thức và đưa nội dung ghi bài
Nội dung phần 1: Một lãnh thổ rộng lớn
- Châu Mỹ nằm ở Tây Bán cầu, giáp với 3 đại dương: TBD, ĐTD, BBD - Diện tích 42 triệu km2 đứng thứ 2 TG sau châu Á
- Lãnh thổ gồm 2 lục địa lớn: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam. Nơi hẹp nhất là eo đất Trung Mỹ (Panama) dài 50km. - Kênh Panama có ý nghĩa quan trọng trong thông thương đường biển giữa ĐTD và TBD, giữa các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
2.2. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT NGƯỜI NHẬP CƯ. THÀNH PHẦNCHỦNG TỘC ĐA DẠNG (20phút) CHỦNG TỘC ĐA DẠNG (20phút)
a/. Mục tiêu
- Trình bày được quá trình chuyển cư và hình thành các nhóm cư dân châu Mỹ - Giải thích được nguyên nhân của đa dạng về chủng tộc.
b/. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm