II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Giáo viên :
2. Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân á
- Ý thức tìm hiểu thế giới thấy được sự rộng lớn và đa dạng.
* Tích hợp giáo dục môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Chuẩn bị của GV 1. Chuẩn bị của GV
- Các hình ảnh về một số quốc gia trên thế giới, phiếu học tập, bảng nhóm hoặc giấy A2, bài giảng PPt.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, tập vở, bút viết, bút màu các loại. Đọc trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 4 phút a/. Mục tiêu
- Gây sự hứng thú cho học sinh, tăng tính tập trung và định hướng nội dung học tập kiến thức mới.
b/ Nội dung hoạt động
- Trực quan, quan sát tranh hình/vấn đáp/ hoạt động cá nhân - Trò chơi: “ Nhà du lịch thông thái”
c/ Dự kiến sản phẩm
d/. Tổ chức hoạt động
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu câu chuyện: Nam luôn có một ước mơ đó là được đi du lịch vòng quanh thế giới khám phá những địa điểm nổi tiếng tuyệt đẹp. Để thực hiện ước mơ ấy Nam đã nỗ lực giành học bổng du học; Nam vừa học vừa làm thêm để tích cóp một sột số tiền cho các chuyến đi vào kì nghỉ của bạn ấy. Năm nay bạn ấy chuẩn bị bước vào kì nghỉ
nhưngcòn đang phân vân chưa biết nên chọn địa điểm nào để đến thăm. Các em hãy tìm hiểu giúp Nam nhé!
- Bước 2: Cho HS quan sát từng ảnh và đoán địa điểm đó là ở đâu?
- Bước 3: Cá nhân học sinh trả lời – Giáo viên ghi nhận công điểm và dẫn dắt vào bài mới. Thế giới của chúng ta vô cùng rộng lớn và đa dạng. Mỗi chúng ta chỉ là 1 trong 7,7 tỉ người trên thế giới hiện nay. Đất nước Việt Nam cũng chỉ là 1 trong hơn 200 quốc gia vùng lãnh thổ. Con người đang cố gắng chinh phục và làm chủ thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều điều kì bí đang chờ chúng ta khám phá.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1.HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Các lục địa và các châu lục (15 phút) a/ Mục tiêu
- Xác định được các châu lục và lục địa trên thế giới - Phân biệt được sự khác nhau giữa châu lục và lục địa
b/ Nội dung hoạt động
- Vấn đáp, đàm thoại, nhóm - Kĩ thuật động não - Phiếu học tập Tháp nghiêng Pisa, Ý Kim tự tháp Khê Ốp, Ai Cập
Thủ đô New York, Mĩ Vịnh Hạ Long, Việt
c/ Dự kiến sản phẩm
HS hoàn thành phiếu học tập.
d/. Tổ chức hoạt động
- Bước 1: GV chia HS thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS Phát cho HS phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÀ PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ TÀI BA
Đoàn thám hiểm của các bạn đang trên con tàu đi vòng quanh thế giới để tìm ra những vùng đất mới. Bạn hãy ghi tên các Châu lục và các Lục địa đã được tìm thấy, các đại dương bao quanh các Châu lục đó vào lược đồ bên dưới nhé!
- Bước 2: GV yêu câu mỗi Hs các nhóm hoàn thành điền lược đồ câm trong 2 phút, sau đó mỗi nhóm có 1 phút để các thành viên nhóm chia sẻ kết quả với nhau. GV gọi một bạn bất kì thuộc nhóm bất kì lên trình bày kết quả trên lược đồ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc tài liệu trang 79/ SGK để hoàn thành phiếu học tập số 2. Đội nào điền xong trước lắc chuông yêu cầu quyền trả lời để được cộng điểm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
“ TRÍ NHỚ SIÊU PHÀM”
Mỗi nhóm có thời gian 1 phút 30 giây đọc tài liệu SGK, hết thời gian gấp hết SGK lại và hoàn thành bài tập điền khuyết sau đây:
Lục địa là ...( 1) rộng hàng triệu Km2, LƯỢC ĐỒ CÂM THẾ GIỚI
có...( 2) và ...( 3) bao quanh.
Sự phân chia này mang ý nghĩa về mặt...(4) là chính. Trên thế giới hiện có ...( 5) lục địa và ...( 6) đại dương.
Châu lục bao gồm...(7) và...,...( 8) bao quanh. Trên thế giới có...( 9) châu lục.
- Bước 4: “Ai nhanh hơn” – GV yêu cầu HS tìm kiếm nhanh trên internet số liệu diện tích các lục địa và đại dương. Hoàn thành bằng cách ghi kết quả trên bảng.
- Bước 5: GV chuẩn kiến thức. Và liên hệ Việt Nam Việt Nam nằm ở châu lục nào? Lục địa nào?
Nội dung phần 1
Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu Km2, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia này mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới hiện có 6 lục địa là Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Oxtraylia, Nam Cực và 4 đại dương là TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD.
Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Trên thế giới có 6 châu lục là Á, Âu, Phi, Mỹ, Đại dương, Nam cực.
2.2. HOẠT ĐỘNG 2: Các nhóm nước trên thế giới ( 15phút) a/. Mục tiêu:
- Phân biệt được nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển dựa vào một số chỉ tiêu cụ thể.
- Liên hệ Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển
b/ Nội dung hoạt động
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não