Sự gia tăng hợp tác giữa Phật giáo Việt Nam với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 127 - 130)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.2.3. Sự gia tăng hợp tác giữa Phật giáo Việt Nam với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch

nghiệp sản xuất thực phẩm sạch

Đời sống kinh tế xã hội phát triển, thói quen ăn uống của người tiêu dùng đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống khắp nơi trên thế giới. Đó là xu hướng xanh thể hiện ở việc người tiêu dùng tăng cường sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thực vật, quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và những sản phẩm không chứa lactose có nhiều trong sữa động vật . Trong bối cảnh vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng đáng báo động và sự gia tăng nhận thức cũng như trong thu nhập thực tế của người tiêu dùng Việt Nam là nguyên nhân chính đòi hỏi xu hướng sạch. Điều này dẫn đến xu hướng các loại thực phẩm từ rau, củ, quả đến thịt, cá, tôm và đồ gia vị được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ lên ngôi.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, những năm qua, Hội Phụ nữ ở nhiều địa phương trong cả nước đã chỉ đạo xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả các mô hình an toàn thực phẩm. Cụ thể, tỉnh Nam Định, một địa phương nơi có đông đồng bào tôn giáo đã tích cực tham gia cuộc vận động của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nhằm thúc đẩy hội viên khởi nghiệp và tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, nhiều nơi trong huyện Hải Hậu đã thành lập các “Tổ phụ nữ nuôi giun quế” theo mô hình nông nghiệp khép kín, không rác thải lấy phân gia súc, gia cầm trồng rau củ và nuôi giun quế và ngược lại, lấy giun quế và rau củ nuôi gia súc, gia cầm với tên gọi “Phụ nữ với công tác an toàn thực phẩm”. Đây là mô hình sản xuất không sử dụng

hóa chất trừ sâu và các chất kích thích tăng trưởng cho vật nuôi và cây trồng, đã tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe và góp phần thúc đẩy việc tái sử dụng các phế thải nông nghiệp. Xuất phát điểm của mô hình là từ hình thức nuôi giun quế triển khai tại Chi hội Phụ nữ xã Hải Sơn năm 2016. Đến nay, huyện Hải Hậu đã nhân rộng ra 7 cơ sở hội trong huyện với nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn được cung cấp cho người dân. Mô hình đang được nhân rộng tại các chi hội Phụ nữ xã Hải Sơn huyện Hải Hậu , xã Xuân Ninh huyện Xuân Trường , xã Mỹ Tân huyện Mỹ Lộc , các xã Nam Điền, Nghĩa Minh, Hoàng Nam huyện Nghĩa Hưng [149; tr.2].

Mô hình câu lạc bộ “Sản xuất và tiêu dùng sạch” của Hội Phụ nữ phường Cửa Nam thành phố Nam Định có 24 thành viên. Phường có làng nghề làm bún Phong Lộc, trung bình mỗi hộ làm khoảng 3-4 tạ bún/ngày. 24 thành viên câu lạc bộ đồng thời là hội viên phụ nữ và là chủ nhân của 24 hộ gia đình sản xuất bún của làng nghề. Với mục tiêu tuyên truyền, vận động hội viên sản xuất sản phẩm bún đảm bảo an toàn thực phẩm, câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ với các nội dung: trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong câu lạc bộ về sản xuất thực phẩm an toàn, đặc biệt là sản xuất bún sạch; vận động hỗ trợ kinh phí để các hộ khó khăn đầu tư máy móc, phương tiện sản xuất bún hiện đại; hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm… Từ hoạt động của câu lạc bộ, đến nay cả 24 hộ gia đình sản xuất bún Phong Lộc đều đầu tư máy làm bún hiện đại, sản phẩm bún của làng nghề đảm bảo an toàn thực phẩm. Xuất phát từ truyền thống ăn chay của Phật giáo, nhiều mô hình sản xuất thực phẩm sạch của các nhà sư và nữ Phật tử ở nhiều địa phương trong cả nước đã hưởng ứng phong trào và cùng nhân rộng mô hình của chính quyền góp phần bảo đảm an ninh thực phẩm cho người tiêu dùng. Lao động, sản xuất trong nhà chùa không chỉ để tự túc lương thực, mà còn giúp các nhà sư rèn luyện thân thể. Khi nhà sư đặt hết tâm chăm sóc cây trồng như chăm sóc tâm mình, chắc chắn chất lượng của nó sẽ được nâng cao từng ngày, không lạm dụng các hóa chất

gây hại vì sản lượng. Mô hình trồng rau sạch ở Chùa Ỏn (thành phố Nam Định được thành lập hơn 10 năm nay [149; tr.6]. Trên diện tích 1ha, mỗi ngày các nhà sư và nữ Phật tử cung cấp khoảng 30-40kg rau quả cho các nhà sư trong chùa, một số chùa và người dân quanh vùng. Mô hình với quy trình chăm sóc rau đảm bảo tuyệt đối an toàn; trước khi trồng, đất được bón phân vi sinh và bổ sung thêm đất màu, sau khi rau trồng được tưới nước thường xuyên để phát triển xanh non. Nếu có sâu, rau được phun nước tỏi, ớt chứ không dùng thuốc trừ sâu. Ni giới ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã sản xuất nhiều sản phẩm chay, thức uống (bột ngũ cốc, bột gạo lứt, bột sắn dây) sản phẩm thuốc chữa bệnh (tinh bột nghệ) từ nguồn nguyên liệu sạch, an toàn đóng hộp đảm bảo chất lượng phục vụ người dân.

Tuy nhiên, những mô hình sản xuất sạch nêu trên chỉ đáp ứng thực phẩm cho các chùa và khu vực lân cận trong khi nhu cầu thực phẩm sạch ở nước ta hiện nay là rất lớn. Thực tế thời gian qua cho thấy, sự kết hợp của các chùa với Phật tử mở ra nhiều chuỗi cửa hàng chay nhằm khuyến khích người dân ăn chay xen vào thói quen ăn mặn hằng ngày. Ở một số ngôi chùa còn kinh doanh và khuyến khích Phật tử kinh doanh các sản phẩm được làm từ đồ chay như ruốc nấm chay, các thức ăn chay mang giá trị thực dưỡng cao được chế biến từ các loại hạt, loại đậu sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng như túi giấy, hạn chế sử dụng túi nilon, hộp nhựa. Đây là một trong những xu hướng nổi bật trong thời gian tới của Phật giáo Việt Nam với hoạt động BVMT và đúng với tinh thần thứ tư trong Tuyên bố Hà Nam 2019 nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ XVI. Đó là, hợp tác với các nhà doanh nghiệp để phát triển nguồn thực phẩm thay thế an toàn mà không lệ thuộc vào chất đạm động vật. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về công nghệ và chính sách từ phía Nhà nước và vốn để mở rộng của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm là hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w