Với lý tưởng “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” và đường hướng hành đạo “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, qua bốn thập kỷ hình thành và phát triển, GHPGVN luôn ý thức trách nhiệm là một tổ chức thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn sát cánh, đồng hành với MTTQVN, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng ni và Phật tử luôn thực hành lời Đức Phật dạy, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, trong đó có BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông điệp của GHPGVN về BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu nêu rõ: “Đức Phật, bậc đạo sư đại giác ngộ đã đem đến cho nhân loại thông điệp về hòa bình, sự hòa hợp, an lạc tâm hồn giữa con người, vũ trụ xung quanh chúng ta, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Lý duyên khởi của Phật giáo khẳng định mối tương quan giữa các hiện tượng tự nhiên, nhân sinh và vũ trụ. Ý thức được điều này, con người sẽ cẩn trọng trong hành động của mình khi tác động đến thiên nhiên… Chúng tôi kêu gọi mỗi người bằng hành động thiết thực, cam kết bảo vệ môi trường bền vững, đó cũng sự bảo vệ chính mình”.
GHPGVN đã qua 8 kỳ đại hội, sau mỗi nhiệm kỳ, bộ máy tổ chức Giáo hội càng được kiện toàn, hoàn thiện, đáp ứng ngày một tốt hơn những yêu cầu của Giáo hội, xã hội và đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017-2022) khẳng định: “Đại hội kêu gọi Tăng ni, Phật tử Việt Nam tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, hưởng ứng chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và văn hóa tham gia giao thông” [76; tr.3]. Không lâu sau đó, Ban Thường trực HĐTS có Công văn số 248/CV-HDTS gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành về việc hưởng
ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và phong trào của BTNMT về “chống rác thải nhựa”. Công văn viết: “Hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni-lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây giờ vì một Việt Nam xanh, vì Trái đất xanh” [77]. Gần đây nhất, Hội đồng Trị sự đã ban hành Nghị quyết Hội nghị kỳ IV khóa VIII Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 31/12/2019 đưa ra quyết nghị, trong đó tiếp tục khẳng định: “Kêu gọi Tăng ni, Phật tử tích cực hưởng ứng tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, chống rác thải nhựa, văn hóa giao thông, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc tại các cơ sở thờ tự, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, hiến máu nhân đạo, hiến mô tạng,v.v…” [78; tr.2].
Đặc biệt, Điều 8 trong Tuyên bố Hà Nam 2019 nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ XVI ghi rõ: Cách tiếp cận Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững với 4 nội dung: Truy n bá câu chuyện cuộc đời Đức Phật với tư cách là người dành phần lớn cuộc đời mình sống hài hòa với thiên nhiên như nhu cầu không thể thiếu, hơn là sự gắn kết với thiên nhiên để tận dụng vì lòng tham, từ đó, đề cao việc bảo vệ thiên nhiên và hạn chế việc khai thác một cách vô ý thức các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Vận dụng
tinh thần Phật giáo, nhấn mạnh đạo lý duyên khởi - vạn vật nương tựa lẫn nhau sinh tồn để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và sự hòa hợp giữa con người với thế giới tự nhiên; Khuyến khích việc chuyển đổi năng lượng, thay thế những năng lượng phát thải lớn gây ô nhiễm hoặc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bằng những năng lượng sạch và an toàn; Hợp tác với các nhà doanh nghiệp để phát triển nguồn thực phẩm thay thế an toàn mà không lệ thuộc vào chất đạm động vật [146; tr.5].
Nội dung của những cam kết mạnh mẽ nêu trên đã nói lên đầy đủ triết lý Phật giáo cũng như thể hiện hoạt động chung tay cùng thế giới của cộng đồng Phật giáo trong giải quyết khủng hoảng xã hội do biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuyên bố Hà Nam 2019 gây tiếng vang lớn, chạm trúng vấn đề mà hàng
triệu triệu người trên thế giới và ở Việt Nam, bao gồm cả Phật tử lẫn không Phật tử, không thể thờ ơ.
Như vậy, BVMT được xác định là một nội dung quan trọng trong hoạt động xã hội của GHPGVN. Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII đánh dấu bước chuyển về chất trong tư duy đối với vấn đề BVMT của GHPGVN. Vấn đề BVMT không dừng lại ở khẩu hiệu, thông điệp mang tính cổ vũ, động viên, khích lệ, không có tính ràng buộc pháp lý như trước đây mà chính thức được đưa vào Nghị quyết đại hội. Lần đầu tiên, một văn bản mang tính pháp lý về vấn đề môi trường được thông qua tại Đại hội. Đây là cơ sở để GHPGVN cụ thể hóa về văn bản và thực tế trong các giai đoạn tiếp theo đối với vấn đề BVMT. Điều này có nghĩa, GHPGVN đã xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm BVMT theo tinh thần được nêu trong các văn bản liên quan đến BVMT của Đảng, Nhà nước.
3 ơn p áp m o m n áo
V N m