Về phƣơng pháp tham gia bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 135 - 138)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.3.2. Về phƣơng pháp tham gia bảo vệ môi trƣờng

4.3.2.1. Về phía hệ thống chính trị các cấp

Thứ nhất, chính quy n chủ động phối hợp với GHPGVN tiếp tục xây dựng những chương trình hành động BVMT cụ thể và hiệu quả.

Căn cứ vào tình hình thực tế, chính quyền các cấp cần chủ động phối hợp với GHPGVN các cấp tìm kiếm giải pháp BVMT. Những mô hình của Phật giáo tham gia BVMT thời gian qua là minh chứng tiêu biểu cho sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với cộng đồng Phật giáo trong hoạt động BVMT. Những bức xúc từ thực tế cuộc sống và định hướng phát triển, hầu hết các dự án đã dựa vào cộng đồng Phật giáo để thực hiện những mục tiêu của dự án, ngược lại mục tiêu của dự án phục vụ thiết thực và bền vững cho cộng đồng. Phật giáo chung tay cùng cộng đồng vì môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thủ tục hành chính rườm rà là một trở ngại không nhỏ đến tiến độ và chất lượng của các hoạt động.

Thứ hai, nâng cao công tác truy n thông môi trường đến chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật giáo.

Mặc dù khác nhau về cách thức tu tập, thực hành nghi lễ, đối tượng thờ cúng, nhưng đặc điểm chung của các hệ phái, tông phái, pháp tu Phật giáo là tập trung vào sự trải nghiệm sâu lắng. Vì lẽ đó, khác với các cộng đồng tôn giáo khác, tính cách chung của cộng đồng Phật giáo là không bị thu hút bởi bề nổi hào nhoáng của các cuộc vận động theo kiểu chiến dịch. Cho nên, nếu coi môi trường là một phần thực tại đáng quan tâm của Đời và Đạo, thì những phương pháp truyền thông theo kiểu nói nhiều, luận nhiều, ồn ào náo nhiệt chắc sẽ không mấy tác dụng trong cộng đồng Phật giáo. Các nhà truyền thông cần lưu tâm đếm đặc thù này và sử dụng phương pháp tu tập của Phật giáo để tiến hành truyền thông sẽ mang lại hiệu quả cao cho chức sắc, nhà tu hành, Phật tử và người dân quy ngưỡng Phật giáo.

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác và hỗ trợ GHPGVN các giải pháp khoa học công nghệ trong BVMT.

Những tiến bộ vĩ đại của khoa học kỹ thuật chỉ có thể ngăn cản sự gia tăng dồn dập của biến đổi khí hậu nếu có thêm sự quyết tâm, chung sức, đồng lòng của mọi người. Việc thực hiện một chương trình phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thời gian vừa qua là cách làm đúng đắn cần tiếp tục phát huy. BVMT không chỉ là công việc riêng của chính quyền hay tổ chức tôn giáo. Việc Phật giáo có nhiều thuận lợi khi tham gia chương trình BVMT vì trong lối sống giữ giới, tích nghiệp thiện của nhà tu hành và Phật tử đã hình thành thói quen tự giác đối với môi trường. Xuất phát từ niềm tin "làm thiện hưởng quả thiện", Phật giáo có thể tham gia tích cực vào công tác tuyền truyền, giáo dục mọi người dân cùng nhau BVMT. Hơn nữa, giáo lý nhà Phật rất gần với các chương trình BVMT hiện nay. Tuy nhiên, ngoài sự hỗ trợ từ chính sách, chính quyền các cấp cần đưa các giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động BVMT của Phật giáo. Trong tương lai, chính quyền và GHPGVN các cấp không chỉ là hỗ trợ mà còn hợp tác, không chỉ là nơi áp dụng mà còn là nơi ươm mầm những sáng kiến khoa học về BVMT.

4.3.2.2. Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy v môi trường và BVMT trong hệ thống cơ sở đào tạo Phật học các cấp.

Từ khi GHPGVN được thành lập vào tháng 11/1981, vấn đề giáo dục, đào tạo Tăng tài được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. 40 mươi năm phát triển và trưởng thành, GHPGVN có những bước tiến không ngừng về mọi mặt, trong đó công tác giáo dục đạt được những thành tựu đáng kể, trường lớp Phật học phát triển thành một hệ thống hoàn thiện, đào tạo nhiều thế hệ Tăng ni có trình độ Phật học cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển Giáo hội, xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh. Bên cạnh đó, các khóa học chuyên môn, các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề bổ trợ được tổ chức thường xuyên theo các cấp độ và quy mô khác nhau, làm phong phú và đa dạng các loại hình đào tạo của GHPGVN.

Các trường lớp Phật học của GHPGVN hiện nay tổ chức khá bài bản, quy định cụ thể đến từng cấp học, từng nội dung. Hệ thống đào tạo Phật học của GHPGVN có 3 cấp: Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học và Học viện Phật giáo đại học và sau đại học . Giáo lý nhà Phật có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề môi trường. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đưa nội dung môi trường vào chương trình học tập cho các Tăng ni sinh. Hiện tại chưa có giáo trình cụ thể về môi trường cho các Tăng ni sinh ở các hệ đào tạo. Vì vậy, nội dung môi trường rất cần thiết và nhanh chóng đưa vào các buổi thuyết pháp, sinh hoạt tôn giáo và chương trình đào tạo Phật học các cấp. Qua đó, Tăng ni sinh mở rộng tri thức về môi trường và BVMT để sau khi tốt nghiệp, họ sẽ gánh vác thêm trách nhiệm là hiện thực hóa vấn đề BVMT theo chương trình và đường hướng do GHPGVN đề ra. Trong chương trình đào tạo Phật học các cấp, “Phật giáo với bảo vệ môi trường” cần phải là một môn học bắt buộc. Giáo hội cần tập trung nhân lực xây dựng và hoàn thiện môn học này. Đồng thời, Giáo hội cần đẩy mạnh việc Việt hóa hệ thống kinh sách Phật giáo để tạo điều kiện thuận lợi hơn và hiệu quả hơn trong việc phổ cập kiến thức về môi trường cho Phật tử và người dân.

Thứ hai, tăng cường nội dung liên quan đến môi trường và BVMT trong các buổi giảng pháp cho tín đồ và người dân.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam gần đây có nhiều hoạt động thiết thực góp phần giáo dục thanh niên, thiếu niên. Các tự viện tổ chức nhiều khóa tu, các trại hè dành cho thanh niên, thiếu niên. Thông qua đó giáo dục các em hiểu được lễ nghi, hiếu thuận, nhân quả, tội phúc, phải trái, biết ơn, đền ơn, báo hiếu và có trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Trong các buổi giảng pháp cho Phật tử và người dân, vấn đề môi trường cần phải là một nội dung quan trọng. Điều này rất có tác dụng, bởi vì với Phật tử và người dân, lời của các Tăng ni được coi như lời của Đức Phật. Các tự viện mở rộng hơn nữa các khóa tu cho Phật tử, nhất là giới trẻ, với nội dung phong phú và đa dạng, kết hợp giữa lý thuyết và điền dã, tham quan giới thiệu các mô hình sản xuất xanh.

Thứ ba, tích cực tham gia các chương trình BVMT do chính quy n các cấp phát động.

Việc tích cực tham gia các chương trình BVMT do chính quyền các cấp phát động là cơ hội xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền và Giáo hội, xa hơn là đối tác cho các dự án liên quan đến dịch vụ công. Thực tế, các chương trình BVMT của chính quyền phát động không phải lúc nào cũng nhận được sự tham gia của Giáo hội Phật giáo các cấp. Nguyên nhân có thể do Phật giáo không thích các chiến dịch ồn áo náo nhiệt, ảnh hưởng bởi đặc tính của tôn giáo này, có thể do một bộ phận ni giới còn e ngại tham gia các hoạt động xã hội bởi quy định chặt chẽ từ giới luật. Đồng thời, các chùa cần khuyến khích và vận động Phật tử và người dân xây dựng phong trào “trồng cây phúc đức”, “trồng cây trí đức” hằng năm vào các dịp lễ hội Phật giáo, lễ tiết dân tộc, thay cho tục lệ “hái lộc”, “bẻ lộc”; kêu gọi chuyển đổi hình thức đóng góp tiền cho việc xây dựng “chùa lâm viên” thay cho hình thức bố thí tiền gạo hoặc phóng sinh chim cá; kêu gọi lối sống thân thiện với môi trường ngay trong cộng đồng dân cư, khu vực sinh sống.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 135 - 138)