Nhân rộng mô hình phối hợp bảo vệ môi trƣờng giúp loạ ib dần các phong tục, tập quán lạc hậu.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 124 - 127)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.2.2. Nhân rộng mô hình phối hợp bảo vệ môi trƣờng giúp loạ ib dần các phong tục, tập quán lạc hậu.

dần các phong tục, tập quán lạc hậu.

Tập quán mai táng gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Mỗi vùng miền, tộc người có những lễ thức mai táng khác nhau. Đây là việc hệ trọng không chỉ đối với từng gia đình, dòng họ mà còn trở thành vấn đề lớn đối với xã hội. Ngày nay, khi có người qua đời, các gia đình phải lo hậu sự cho người quá cố. Tập tục mai táng truyền thống đang gây ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường ở đô thị lẫn nông thôn. Đối với vùng đồng bằng, đa số người Kinh có tập quán địa táng, người chết được chôn xuống đất, sau vài năm được cải táng. Quy trình này có nhiều lễ thức phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí, đồng thời làm cho môi trường ở xung quanh nghĩa địa bị ô nhiễm, tác động xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực. Tình trạng người sống ở gần người chết, hoặc người sống ở cùng người chết đang tồn tại ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh,v.v... Kinh phí mai táng người chết trở thành vấn đề lớn không chỉ của cá nhân, gia đình mà còn cả xã hội. Khi gia đình có người chết, việc lựa chọn hình thức địa táng hay hỏa táng, nơi chôn cất hay lưu giữ tro cốt là việc đại sự. Vấn đề hộ khẩu, tiêu chuẩn, chế độ đối với người qua đời cũng không hề đơn giản. Quả thật, tập tục quán mai táng là câu chuyện lớn về kinh tế, môi trường, đất đai, đô thị. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có những chính sách liên quan đến tập tục mai táng để bảo đảm phong tục của dân tộc

nhưng cũng đáp ứng nhu cầu phát triển mới trên tinh thần văn minh, tiết kiệm. Mặc dù Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị v bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

chỉ rõ “hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, không hợp vệ sinh, các hủ tục trong mai táng” [58; tr.5], nhưng việc thay đổi một thói quen cũ không đơn giản.

Những việc làm bày tỏ lòng tiếc thương và biết ơn, thể hiện đạo hiếu dành cho người đã khuất ở Việt Nam được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vấn đề ô nhiễm môi trường do cải táng bốc mộ , cúng lễ quá nhiều và đặt các khu vực chôn cất người qua đời không theo quy hoạch, không đảm bảo vệ sinh môi trường ảnh hưởng lớn đến nhiều khu đô thị và nông thôn. Vì vậy, chính quyền đang dần hoàn thiện các quy định, chính sách khuyến khích người dân thực hiện các hình thức mai táng mới. Tuy nhiên, những quy định, chính sách này phải dựa trên, phải đồng hành với việc vận động người dân, trong đó cần phát huy vai trò tích cực của nhà tu hành các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng để định hướng, tạo đồng thuận trong nhân dân. Mặt khác, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền những vấn đề liên quan đến tập tục mai táng người qua đời đến người dân và xã hội.

Tại diễn đàn khoa học “Tập quán mai táng của người Việt Nam: Xu hướng biến đổi và những vấn đ đặt ra” do Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức vào tháng 8/2019, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Tập quán ma chay, mai táng là một vấn đề xã hội liên quan đến tập tục, truyền thống, nên không chỉ đơn thuần bằng các quy định pháp luật, chính sách kinh tế có thể giải quyết được vấn đề mà còn phải đi đôi với việc nghiên cứu rất sâu các khía cạnh văn hoá, xã hội, phối hợp tất cả các giải pháp mới có định hướng nhằm tạo chuyển biến tích cực. Việt Nam có trên 50 dân tộc với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau nên không thể máy móc áp dụng một chính sách, quy định chung cho tất cả” [3; tr.5]. Trong Di chúc,

một trong những nội dung quan trọng được Bác Hồ căn dặn lại toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là vấn đề môi trường sinh thái, Người viết: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh lại không tốn đất” Di chúc năm 1968 . Bao giờ ta có nhiều điện, thì điện táng càng tốt hơn”. “Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp” Di chúc năm 1965 .

Trong việc thực tiễn hóa các cam kết của chương trình Phối hợp giữa UBTWMTTQVN, BTNMT và 40 tổ chức tôn giáo về BVMT và ƯPVBĐKH, Phật giáo được ghi nhận có nhiều mô hình phù hợp. Bên cạnh các hoạt động BVMT truyền thống, GHPGVN với sự hỗ trợ của UBTWMTTQVN và NCA Việt Nam đã phát triển ba mô hình điểm ở Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nhiều mô hình BVMT của Phật giáo Việt Nam các cấp được phát động xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đặc biệt là các mô hình phối hợp BVMT ở khu đô thị, khu dân cư. Những mô hình đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, mai táng, hỏa táng,...

đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của chức sắc, nhà tu hành, Phật tử và người dân ở cộng đồng trong BVMT và ƯPVBĐKH. Trong đó, cuộc vận động tang ma văn minh, tiến bộ của các tôn giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng tham gia BVMT được chính quyền phát động đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức của tín đồ và người dân về một thói quen không dễ thay đổi. Hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến, nhiều đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh…, áp dụng hỏa táng. Tỉ lệ gia đình lựa chọn hình thức này khi có người thân qua đời ngày càng tăng lên. Điều này ý nghĩa hơn đối với Việt Nam, một trong những nước đứng đầu châu Á về tốc độ phát triển không gian đô thị, với 2,8%, cao hơn mức bình quân 2,4% của khu vực Đông Á World Bank, giai đoạn 2000 - 2010); góp phần không nhỏ trong việc giải

quyết bài toán ở các khu đô thị, nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, dân số nhập cư đã và đang tạo ra những áp lực rất lớn đối với chính quyền trong công tác BVMT. Vì vậy, việc tiếp tục nhân rộng các mô hình phối hợp này trong cả nước không chỉ góp phần BVMT tự nhiên mà còn góp phần BVMT xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 124 - 127)